Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc nào cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến?
- Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc nào cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến?
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm gì trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?
- Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm mục đích gì?
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc nào cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến
1. Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú, nơi làm việc.
3. Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc sau đây cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến:
- Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú, nơi làm việc.
- Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm gì trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?
Tại Điều 14 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Khi đến làm thủ tục hành chính và đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đúng theo quy định; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy tiếp công dân và sự chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; thực hiện đúng quy định về khiếu nại, tố cáo trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hành vi cản trở, chống lại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thi hành công vụ; xâm phạm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và phương tiện phục vụ thông tin báo cháy; các panô, áp phích tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Giải tỏa những chướng ngại vật gây cản trở hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
5. Giúp đỡ, phối hợp với lực lượng Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong khi thi hành công vụ.
Như vậy, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Khi đến làm thủ tục hành chính và đề nghị giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải có hồ sơ, giấy tờ liên quan đúng theo quy định;
Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy tiếp công dân và sự chỉ dẫn của cán bộ, chiến sĩ Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; thực hiện đúng quy định về khiếu nại, tố cáo trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phát hiện, tố cáo, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hành vi cản trở, chống lại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thi hành công vụ; xâm phạm phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và phương tiện phục vụ thông tin báo cháy; các panô, áp phích tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Giải tỏa những chướng ngại vật gây cản trở hoạt động của lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Giúp đỡ, phối hợp với lực lượng Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong khi thi hành công vụ.
Công tác phòng cháy, chữa cháy (Hình từ Internet)
Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm mục đích gì?
Theo Điều 3 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của pháp luật.
2. Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; chống các hành vi, biểu hiện cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phát huy tính chủ động của cán bộ, công chức, viên chức Công an nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm mục đích sau:
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của pháp luật.
- Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; chống các hành vi, biểu hiện cửa quyền, tiêu cực, sách nhiễu, phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phát huy tính chủ động của cán bộ, công chức, viên chức Công an nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?