Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc phát hiện tài trợ và tố giác tài trợ khủng bố như thế nào? Các biện pháp phòng chống tài trợ khủng bố ra sao?
- Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc phát hiện tài trợ và tố giác tài trợ khủng bố như thế nào?
- Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc thực hiện các biện pháp phòng chống tài trợ khủng bố ra sao?
- Kiểm soát vận chuyển tiền mặt và công cụ chuyển nhượng qua biên giới để tài trợ khủng bố như thế nào?
Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc phát hiện tài trợ và tố giác tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố
1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và các tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện dấu hiệu, hành vi tài trợ khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này.
2. Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố, nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền; trong trường hợp phát hiện tài trợ khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm e, i, k, l và m khoản 2 Điều 30 của Luật này.
Như vậy, trong công tác phòng chống khủng bố thì việc phát hiện tài trợ và tố giác tài trợ khủng bố như sau:
- Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan và các tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện dấu hiệu, hành vi tài trợ khủng bố phải kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này.
- Lực lượng chống khủng bố quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố, nhanh chóng xử lý thông tin, báo cáo cấp có thẩm quyền và Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố có thẩm quyền;
Trong trường hợp phát hiện tài trợ khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra thì được áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm e, i, k, l và m khoản 2 Điều 30 của Luật này.
Phòng chống khủng bố (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc thực hiện các biện pháp phòng chống tài trợ khủng bố ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống khủng bố 2013, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Thực hiện các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố và áp dụng biện pháp tạm thời; đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
3. Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch, thực hiện sau đánh giá.
Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc thực hiện các biện pháp phòng chống tài trợ khủng bố như sau:
- Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.
- Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
- Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch, thực hiện sau đánh giá.
Kiểm soát vận chuyển tiền mặt và công cụ chuyển nhượng qua biên giới để tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống khủng bố 2013, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 như sau:
Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 35 của Luật Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.
Như vậy, việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt và công cụ chuyển nhượng qua biên giới để tài trợ khủng bố như sau:
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới Việt Nam quy định tại Điều 24 của Luật này và Điều 35 của Luật Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng các hoạt động này để tài trợ khủng bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?