Trong công tác phòng chống tham nhũng, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải công khai minh bạch những nội dung nào về hoạt động giáo dục, đào tạo?
- Trong công tác phòng chống tham nhũng, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải công khai minh bạch những nội dung nào về hoạt động giáo dục, đào tạo?
- Việc xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Cán bộ, công chức của cơ quan thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng?
Trong công tác phòng chống tham nhũng, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải công khai minh bạch những nội dung nào về hoạt động giáo dục, đào tạo?
Nội dung công khai trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được quy định tại Điều 21 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động giáo dục, đào tạo
Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phải thực hiện công khai, minh bạch các nội dung sau:
1. Việc tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ.
2. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục, đào tạo; khoản hỗ trợ, các khoản đầu tư cho giáo dục và khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục; điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và khoản thu, chi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trong công tác phòng chống tham nhũng, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải công khai minh bạch những nội dung về hoạt động giáo dục, đào tạo sau đây:
(1) Việc tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ.
(2) Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục, đào tạo;
Khoản hỗ trợ, các khoản đầu tư cho giáo dục và khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(3) Cam kết chất lượng giáo dục và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục;
Điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục;
Việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và khoản thu, chi khác theo quy định của pháp luật.
Trong công tác phòng chống tham nhũng, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính phải công khai minh bạch những nội dung nào về hoạt động giáo dục, đào tạo? (Hình từ Internet)
Việc xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xử lý tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng
...
2. Nguyên tắc xử lý tham nhũng:
a) Mọi hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
b) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
d) Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
đ) Việc xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
...
Như vậy, theo quy định, việc xử lý tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính được thực hiện theo nguyên tắc:
(1) Mọi hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
(2) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(3) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu;
Người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
(4) Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
(5) Việc xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
(6) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Cán bộ, công chức của cơ quan thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng?
Trách nhiệm của cán bộ, công chức được quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống tham nhũng
...
3. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
b) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
c) Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải thực hiện kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó;
d) Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức mình phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
Như vậy, trong việc phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức của cơ quan thuộc Bộ Tài chính có các trách nhiệm sau đây:
(1) Thực hiện nhiệm vụ, công vụ đúng quy định của pháp luật;
(2) Gương mẫu, liêm khiết; chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
(3) Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải thực hiện kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc kê khai đó;
(4) Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức mình phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?