Trong công tác thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Bộ Công Thương có những trách nhiệm gì?
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm gì khi thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện?
- Trong công tác thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Bộ Công Thương có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm gì khi thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện?
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; chỉ đạo, hướng dẫn địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi;
...
đ) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa thủy lợi;
e) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; củng cố đơn vị chuyên trách về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi;
...
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 31 nêu trên trong việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
Trong đó có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
Quản lý nhà nước về an toàn đập (Hình từ Internet)
Trong công tác thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Bộ Công Thương có những trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương như sau:
Trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ
...
2. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện bao gồm:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
b) Điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa thủy điện;
c) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
đ) Thực hiện các trách nhiệm quản lý nhà nước khác về an toàn đối với đập, hồ chứa thủy điện.
...
Theo đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện bao gồm các trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 31 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
2. Chịu trách nhiệm về an toàn của đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
4. Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước do địa phương quản lý.
5. Bố trí kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương để chi cho nhiệm vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước do địa phương quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
6. Củng cố đơn vị chuyên trách về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
7. Thực hiện các trách nhiệm quản lý nhà nước khác có liên quan về an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, khi thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm được quy định tại Điều 32 nêu trên.
Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về an toàn của đập, hồ chứa nước trên địa bàn. Và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?