Trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Bộ Công an có nhiệm vụ như thế nào trong việc phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố?
- Trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ như thế nào?
- Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố?
Bộ Công an có nhiệm vụ như thế nào trong việc phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế Phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố
1. Bộ Công an có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin sau:
a) Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
b) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; chính sách pháp luật về phòng, chống khủng bố.
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
...
Như vậy, Bộ Công an có nhiệm vụ định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin sau:
- Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; chính sách pháp luật về phòng, chống khủng bố.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố, tài trợ khủng bố.
Công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền (Hình từ Internet)
Trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố
...
2. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau:
a) Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
b) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố.
...
Theo quy định trên, trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau:
- Thông tin về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố; các vụ án đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội rửa tiền và tài trợ khủng bố.
- Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố.
Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 64/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Phối hợp trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố
...
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ:
Định kỳ hoặc khi phát sinh cung cấp đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các thông tin sau:
a) Thông tin về rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành.
b) Thông tin về tình hình phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố của Việt Nam, các tiến triển, yêu cầu, khuyến nghị của tổ chức quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
c) Thông tin về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền được nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Quy chế này theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ triển khai công tác thông tin, tuyên truyền được nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Quy chế này theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c) Chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc liên quan công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các thế lực thù địch, phản động.
Như vậy, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ triển khai công tác thông tin, tuyên truyền theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đồng thời, chủ động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong công tác đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc liên quan công tác phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các thế lực thù địch, phản động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?