Trong công tác ứng phó sự cố chất thải trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Về vấn đề sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg thì có giải thích Sự cố chất thải là sự cố môi trường do chất thải gây ra trong quá trình quản lý chất thải.
Cũng tại quy định đó quy định về nguyên tắc ứng phó như sau:
"Điều 3. Sự cố chất thải và nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
...
2. Nguyên tắc ứng phó sự cố chất thải
a) Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt khả năng ứng phó;
c) Ứng phó sự cố chất thải được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động chuẩn bị và ứng phó sự cố;
d) Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải;
đ) Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật."
Như vậy đối với nguyên tắc ứng phó sẽ được chuẩn bị từ các bước phòng ngừa đến các bước ứng phó khi có sự cố xảy ra, và được thực hiện theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai. Cụ thể:
- Phương châm bốn tại chỗ là:: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Phương châm ba sẵn sàng là: Chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương có hiệu quả.
Trong công tác ứng phó sự cố chất thải trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Trong công tác ứng phó sự cố chất thải thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Quy chế ứng phó sự cố chất thải Ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg, trong ứng phó sự cố chất thải,ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại địa phương; chỉ đạo các đơn vị tại địa phương triển khai thực hiện, tổ chức diễn tập và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố chất thải;
- Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn;
- Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn.
Kinh phí để thực hiện công tác ứng phó với sự cố chất thải được lấy từ nguồn nào?
Về vấn đề tài chính của công tác ứng phó sự cố chất thải được quy định tại Điều 18 Quy chế ứng phó sự cố chất thải Ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg như sau:
"Điều 18. Tài chính cho ứng phó sự cố chất thải
1. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm chi trả kịp thời và đầy đủ toàn bộ các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra sự cố thì kinh phí ứng phó, cải tạo, phục hồi môi trường do Nhà nước chi trả.
2. Việc tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Quy chế này do nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng, nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí liên quan đến tổ chức ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố cho nhà nước.
3. Cơ quan tham mưu ứng phó sự cố chất thải theo thẩm quyền phối hợp cơ quan tư pháp yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải thực hiện bồi hoàn cho ngân sách nhà nước các chi phí đã ứng ra để tổ chức ứng phó sự cố chất thải, cải tạo phục hồi môi trường.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng định mức, trình tự thủ tục chi trả cho các hoạt động ứng phó sự cố chất thải và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng, thiệt hại do sự cố có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân gây ra sự cố chất thải phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Như vậy nguồn kinh phí để thực hiện công tác ứng phó sự cố chất thải được bảo đảm từ khoản chi trả của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố.
Và đối với các sự cố có phạm vi ảnh hưởng lớn, các sự cố có mức độ từ trung bình trở lên sẽ do nhà nước bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng, nguồn sự nghiệp môi trường và các nguồn khác theo quy định pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố có trách nhiệm bồi hoàn các chi phí liên quan sau sự cố cho nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?