Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm những gì?
- Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tiêu nước hố móng được quy định như thế nào?
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Đo đạc trước, trong và sau khi thi công
...
5.6 Các bước xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công:
1) Đo mặt cắt dọc: Đặt cọc mốc dọc theo đường tim đập, khoảng cách cọc mốc nên dùng số chẵn, tốt nhất là từ (20 đến 40) m. Ở sườn dốc hai đầu đập và những đoạn có địa hình thay đổi lớn thì nên rút ngắn khoảng cách của các cọc mốc lại để thể hiện địa hình được chính xác hơn;
2) Đo mặt cắt ngang: Cần tiến hành đo mặt cắt ngang ở những vị trí tương ứng với các cọc mốc đã đóng trên đường tim đập khi đo mặt cắt dọc. Phạm vi đo mặt cắt ngang nên vượt ra khỏi đường viền chân đập khoảng 20 m mỗi bên;
3) Trước khi xử lý nền đập và tiến hành đắp đất phải cắm mốc giới hạn cần xử lý, mốc đường viền chân đập. Khi cắm phải dựa theo địa hình sau khi đã xử lý xong nền đập, nên đóng cọc làm dấu cách giới hạn khi xử lý nền và đường viền chân đập một khoảng cách phù hợp đảm bảo không bị phủ lấp hoặc đào mất trong quá trình thi công.
...
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì xác định đường viền chân đập, xử lý nền đập trên thực địa trước khi thi công được thực hiện như quy định trên.
Công trình thủy lợi đập đất đầm nén (Hình từ Internet)
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 6.2.1 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Tổng mặt bằng thi công
...
6.2 Đường thi công và vận chuyển vật liệu
6.2.1 Mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm:
1) Đường ngoài công trường: Là đường nối công trường với mạng lưới giao thông công cộng hiện có.
2) Đường trong phạm vi công trường: Là mạng lưới giao thông trong phạm vi công trường (còn được gọi là đường nội bộ).
6.2.2 Ngoài mạng lưới đường bộ, tùy theo quy mô, đặc điểm của từng công trình có thể bố trí cả đường sắt, đường thủy hoặc cả hai.
6.2.3 Khi bố trí đường vận chuyển đất trong nội bộ công trường nên tuân thủ các quy tắc sau đây:
1) Kết hợp tối đa đường tạm thời với đường quản lý sau này;
2) Hạn chế giao cắt trên mặt bằng;
3) Đường luôn luôn nằm trên mực nước lũ, không được cản đường thoát lũ, phải có đầy đủ công trình thoát nước dọc và ngang (rãnh tiêu nước hai bên đường, cầu, cống), khi cần thiết có thể làm ngầm;
4) Phải có hệ thống chiếu sáng khi thi công ban đêm;
5) Phải tổ chức lực lượng duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo nền đường ổn định và mặt đường bằng phẳng trong suốt quá trình thi công.
6.2.4 Thiết kế đường thi công thực hiện theo TCVN 9162. Nếu đường thi công kết hợp làm đường giao thông thì ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn nêu trên còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định của ngành giao thông.
6.2.5 Trước khi thi công đắp đập hoặc các đoạn đập phải tiến hành xây dựng xong đường thi công tương ứng, đáp ứng yêu cầu thi công.
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì mạng lưới đường thi công (đường công trường) bao gồm:
- Đường ngoài công trường;
- Đường trong phạm vi công trường.
Trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tiêu nước hố móng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Công tác nền móng
...
8.2 Tiêu nước hố móng
8.2.1 Biện pháp tiêu thoát nước mặt (nước mưa), nước thấm vào trong hố móng đập được đề ra trong hồ sơ thiết kế. Nhà thầu xây dựng có thể điều chỉnh biện pháp tiêu thoát nước cho phù hợp với điều kiện thực tế của công trình nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và phải được chủ đầu tư chấp thuận.
8.2.2 Khi thi công phải luôn đảm bảo cho nền đắp khô ráo. Tùy theo điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn của công trình mà áp dụng các biện pháp thích hợp như đào rãnh, đắp bờ ngăn để ngăn cách nước mặt và nước thấm, phương pháp tiêu nước có thể là tự chảy hoặc động lực (bơm tiêu).
Như vậy trong công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì tiêu nước hố móng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?