Trong công việc bức xạ được báo cáo đánh giá an toàn như thế nào? Chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được kiểm soát như thế nào?
Công việc bức xạ bao gồm những công việc gì?
Tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định công việc bức xạ như sau:
- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;
- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;
- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;
- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;
- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;
- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;
- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;
- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;
- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.
Công việc bức xạ bao gồm những công việc gì?
Công việc bức xạ được báo cáo đánh giá an toàn như thế nào?
Theo Điều 19 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ như sau:
- Tổ chức, cá nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ khi xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 18 của Luật này.
- Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải phù hợp với từng công việc bức xạ và có các nội dung chính sau đây:
+ Quy trình tiến hành công việc bức xạ gồm các bước chuẩn bị, triển khai và kết thúc công việc;
+ Quy định về việc đo liều chiếu xạ cá nhân và kiểm xạ khu vực làm việc;
+ Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;
+ Nội quy tiến hành công việc bức xạ;
+ Dự kiến sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục;
+ Phân công trách nhiệm cá nhân tiến hành công việc bức xạ;
+ Phân công trách nhiệm giám sát, phụ trách an toàn và điều hành chung.
Chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được kiểm soát như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định kiểm soát chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra như sau:
- Kiểm soát chiếu xạ gồm có:
+ Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp là kiểm soát liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ;
+ Kiểm soát chiếu xạ y tế là kiểm soát liều chiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị;
+ Kiểm soát chiếu xạ công chúng là kiểm soát liều chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra đối với những người không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ sau đây:
+ Bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với công chúng và đối với nhân viên bức xạ không vượt quá liều giới hạn; bảo đảm cho liều chiếu xạ đối với bệnh nhân theo mức chỉ dẫn;
+ Bảo đảm giữ cho liều chiếu xạ cá nhân, số người bị chiếu xạ và khả năng bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý;
+ Bảo đảm để lợi ích do công việc bức xạ mang lại phải đủ bù đắp cho những rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho con người, môi trường.
Ngoài ra, để che chắn được bức xạ từ công việc bức xạ gây ra được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN như sau:
- Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.
- Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố sau:
+ Sự đóng góp liều từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;
+ Những thay đổi tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận hành của nguồn;
+ Những kinh nghiệm vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.
- Cơ sở hạt nhân có xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có dữ liệu về nền móng công trình, nước ngầm, nước bề mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ trong đất, nước; chứng minh thiết kế có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng xạ vào đất, nước và không khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?