Trong dịp Tết Nguyên đán các tỉnh thành được tổ chức bắn pháo hoa với thời lượng tối đa bao nhiêu phút?
Trong dịp Tết Nguyên đán các tỉnh thành được tổ chức bắn pháo hoa với thời lượng tối đa bao nhiêu phút?
Việc tổ chức bắn pháo hoa trong dịp Tết Nguyên đán được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
...
Như vậy, theo quy định, trong dịp Tết Nguyên đán các tỉnh thành được tổ chức bắn pháo hoa, cụ thể là:
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.
- Các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.
Thời gian bắn pháo hoa là vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
Trong dịp Tết Nguyên đán các tỉnh thành được tổ chức bắn pháo hoa với thời lượng tối đa bao nhiêu phút? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán?
Thẩm quyền quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) như sau:
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
...
Như vậy, theo quy định thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là gì? Bắn pháo hoa nổ tầm cao là gì?
Bắn pháo hoa nổ được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Thuốc pháo, bao gồm:
a) Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ;
b) Thuốc pháo hoa là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo hoa, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và hiệu ứng ánh sáng màu sắc nhưng không gây ra tiếng nổ.
3. Bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m. Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Như vậy, bắn pháo hoa nổ tầm thấp là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật chuyên dụng để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao không vượt quá 120 m.
Bắn pháo hoa nổ tầm cao là việc sử dụng ống phóng chuyên dụng và thiết bị bắn để đẩy quả pháo hoa nổ lên độ cao trên 120 m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?