Trong đơn kháng cáo của bị cáo quên xin giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hay không?
- Đơn kháng cáo của bị cáo sẽ do Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm hay sơ thẩm có quyền thụ lý?
- Khi thụ lý vụ án có đơn kháng cáo thì tòa án cấp phúc thẩm cần phân công thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Trong đơn kháng cáo của bị cáo quên xin giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hay không?
Đơn kháng cáo của bị cáo sẽ do Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm hay sơ thẩm có quyền thụ lý?
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục kháng cáo như sau:
Thủ tục kháng cáo
1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Theo quy định trên thì cả Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm đều có thẩm quyền thụ lý.
Đơn kháng cáo cần đảm bảo thể hiện được các nội dung chính như:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
(2) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
(3) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
(4) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Trong đơn kháng cáo của bị cáo quên xin giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hay không? (Hình từ Internet)
Khi thụ lý vụ án có đơn kháng cáo thì tòa án cấp phúc thẩm cần phân công thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 340 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thụ lý vụ án như sau:
Thụ lý vụ án
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
Theo đó, Tòa án phúc thẩm sau khi thụ lý vụ án có đơn kháng cáo và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) thì cần phải phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.
Trong đơn kháng cáo của bị cáo quên xin giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại hay không?
Căn cứ Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi, bổ sung đơn kháng cáo như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm”.
Như vậy, trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa cấp phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng có quy định như sau:
Phạm vi xét xử phúc thẩm
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo quy định nêu trên, bị cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong quá trình xét xử phúc thẩm.
Tuy nhiên, trường hợp trước khi bắt đầu phiên tòa vì bị cáo chỉ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nên Tòa án đã không triệu tập bị hại, đương sự trong vụ án tham gia phiên tòa do phần kháng cáo không liên quan đến họ.
Cho nên đối với trường hợp này, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền xem xét, quyết định phần kháng cáo bổ sung xin giảm mức bồi thường thiệt hại nhưng phải xem xét một cách thận trọng bảo đảm không được gây bất lợi cho bị hại, đương sự không có mặt tại phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?