Trong hệ thống điện quốc gia thì ngay sau khi xử lý sự cố đường cáp điện lực xong, Nhân viên vận hành phải gửi báo cáo nhanh cho ai?
- Ngay sau khi xử lý sự cố đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia xong, Nhân viên vận hành phải gửi báo cáo nhanh cho ai?
- Việc khôi phục lại đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia sau khi nhảy sự cố được thực hiện như thế nào?
- Việc tính toán và đề xuất các đường dây cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia được phép tự động đóng lại một lần là do đơn vị nào thực hiện?
Ngay sau khi xử lý sự cố đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia xong, Nhân viên vận hành phải gửi báo cáo nhanh cho ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực
1. Khi máy cắt của đường cáp nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nơi có đường cáp đấu nối bị sự cố phải ghi nhận và báo cáo ngay Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
a) Tên máy cắt nhảy, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
b) Đường dây, đường cáp điện lực hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố).
2. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp độ điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, ngay sau khi xử lý sự cố đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp độ điều độ có quyền điều khiển.
Hệ thống điện quốc gia (Hình từ Internet)
Việc khôi phục lại đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia sau khi nhảy sự cố được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 29 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
1. Đối với đường cáp:
Không được phép đóng lại đường cáp khi bảo vệ rơ le chống các dạng ngắn mạch trong phạm vi đường cáp tác động. Điều độ viên chỉ được phép đóng lại đường cáp trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra, xác nhận đường cáp đủ tiêu chuẩn vận hành hoặc xác định đường cáp bị cắt điện sự cố là do lỗi mạch nhị thứ và đã được khắc phục;
b) Sau khi phân tích sự cố bảo vệ rơ le tác động là do ngắn mạch thoáng qua ngoài phạm vi đường cáp.
2. Đối với đường dây hỗn hợp trên không và cáp:
a) Được phép đóng lại đường dây có cấp điện áp từ 220 kV trở lên sau khi Đơn vị quản lý vận hành đã xác định được sự cố của đoạn đường dây trên không và khắc phục được sự cố;
b) Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây có cấp điện áp 110 kV có đường cáp chỉ là đoạn ngắn của đường dây trên không (kể cả lần tự động đóng lại) theo đề nghị của Đơn vị quản lý vận hành. Nếu đóng lại không thành công, việc khôi phục đường dây hỗn hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Được phép đóng lại 01 (một) lần đường dây có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống (kể cả lần tự động đóng lại). Nếu đóng lại không thành công, Nhân viên vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của đường dây này.
...
Như vậy, việc khôi phục lại đường cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia sau khi nhảy sự cố được thực hiện như trên.
Việc tính toán và đề xuất các đường dây cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia được phép tự động đóng lại một lần là do đơn vị nào thực hiện?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 29 Thông tư 28/2014/TT-BCT quy định như sau:
Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
...
3. Được phép đóng lại 01 (một) lần đối với đường cáp có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống có nhiều trạm đấu chuyển tiếp trên không (không cho phép tự động đóng lại). Nếu đóng lại không thành công, Nhân viên vận hành phải tiến hành phân đoạn (nếu có phân đoạn) để đóng lại đường dây trên không theo quy định và thực hiện thí nghiệm kiểm tra cách điện đoạn cáp của đường dây này.
4. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển tính toán và đề xuất các đường dây được phép tự động đóng lại một lần.
Theo đó, việc tính toán và đề xuất các đường dây cáp điện lực trong hệ thống điện quốc gia được phép tự động đóng lại một lần là do Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm phối hợp với Cấp điều độ có quyền điều khiển thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?