Trong hệ thống điện quốc gia việc đóng, cắt điện đường dây được thực hiện như thế nào? Trình tự cụ thể ra sao?
Thực hiện thao tác cắt điện đường dây trong hệ thống điện quốc gia theo trình tự cụ thể thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia có nêu thao tác cắt điện đường dây thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Kiểm tra trào lưu công suất, điện áp của hệ thống trước khi thao tác. Điều chỉnh công suất, điện áp, chuyển phụ tải các trạm điện nhận điện từ đường dây này.
Bước 2. Lần lượt cắt tất cả các máy cắt các đầu đường dây hoặc nhánh rẽ theo trình tự phía xa nguồn điện trước, phía gần nguồn điện sau.
Bước 3. Lần lượt cắt các dao cách ly các đầu đường dây, nhánh rẽ.
Bước 4. Đóng dao tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ.
Bước 5. Cắt áp tô mát các máy biến điện áp của đường dây (nếu có).
Bước 6. Đơn vị điều độ bàn giao đường dây cho Đơn vị quản lý vận hành. Đơn vị quản lý vận hành tự thực hiện các biện pháp an toàn, treo biển báo theo quy định về an toàn điện.
Trong hệ thống điện quốc gia việc đóng, cắt điện đường dây được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thao tác đóng điện đường dây trong hệ thống điện quốc gia được quy định ra sao?
Tại Điều 26 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia về thao tác đóng điện đường dây thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thông báo cho cấp điều độ có quyền điều khiển về việc xác nhận tình trạng và giao trả đường dây để đưa vào vận hành. Nội dung bàn giao như sau: “Đã kết thúc công tác trên đường dây, người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết tiếp địa di động trên đường dây, đường dây đủ tiêu chuẩn vận hành và sẵn sàng đóng điện”.
Bước 2. Đóng áp tô mát các máy biến điện áp của đường dây (nếu có).
Bước 3. Cắt tất cả các dao tiếp địa các đầu đường dây, nhánh rẽ.
Bước 4. Lần lượt đóng các dao cách ly các đầu đường dây, nhánh rẽ.
Bước 5. Lần lượt đóng các máy cắt các đầu đường dây, nhánh rẽ theo trình tự sau:
- Đối với đường dây hình tia chỉ một đầu có điện: Đóng điện đầu có điện trước;
- Đối với đường dây mạch vòng các đầu đều có điện: Đóng điện đầu xa nhà máy điện trước, khép vòng hoặc hòa đồng bộ đầu gần nhà máy điện sau. Nếu có khả năng xảy ra quá điện áp cuối đường dây, đóng điện đầu có điện áp thấp hơn trước, khép vòng hoặc hòa đồng bộ đầu kia sau.
Bước 6. Kiểm tra, điều chỉnh lại công suất, điện áp, chuyển phụ tải phù hợp sau khi đưa đường dây vào vận hành.
Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa phải đảm bảo về nội dung bàn giao có những gì?
Tại Điều 27 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia có nêu như sau:
Các biện pháp an toàn đối với đường dây
1. Đường dây trên không vận hành ở chế độ đóng điện không tải từ 01 (một) nguồn hoặc ở chế độ dự phòng, phải mở dao cách ly phía đường dây của các máy cắt đang ở trạng thái mở.
2. Đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơn vị đăng ký làm việc. Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội dung bàn giao phải bao gồm:
a) Đường dây đã được cắt điện (chỉ rõ tên và mạch), các vị trí đã đóng tiếp địa (chỉ rõ tên trạm, nhà máy, vị trí đóng tiếp địa). Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công tác bắt đầu làm việc;
b) Thời điểm phải kết thúc công việc;
c) Nếu đường dây 02 (hai) mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện pháp cần thiết để chống điện cảm ứng;
d) Các lưu ý khác liên quan đến công tác.
3. Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp địa đã đóng, tháo gỡ biển báo khi chưa có lệnh của người ra lệnh thao tác.
4. Nếu do điều kiện công việc cần phải cắt các dao tiếp địa cố định đường dây mà vẫn có người công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp địa khác hoặc đặt tiếp địa di động thay thế trước khi cắt các dao tiếp địa này. Sau khi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các dao tiếp địa cố định trước rồi mới gỡ bỏ các tiếp địa di động.
5. Trừ trường hợp có sơ đồ hiển thị trạng thái trên màn hình điều khiển, nhân viên vận hành sau khi thực hiện thao tác cắt điện đường dây và thiết bị liên quan đến đường dây tại trạm điện hoặc nhà máy điện ra sửa chữa phải thao tác trên sơ đồ nổi các bước thao tác như trong phiếu và treo biển báo, ký hiệu tiếp địa đầy đủ. Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việc. Trong phiếu công tác và sổ nhật ký vận hành ghi rõ số lượng tiếp địa đã đóng, số đơn vị tham gia công việc sửa chữa và các đặc điểm cần lưu ý khác.
...
Theo đó đường dây đã cắt điện và làm biện pháp an toàn xong mới được giao cho đơn vị đăng ký làm việc. Khi giao đường dây cho đơn vị sửa chữa, nội dung bàn giao phải bao gồm:
- Đường dây đã được cắt điện (chỉ rõ tên và mạch), các vị trí đã đóng tiếp địa (chỉ rõ tên trạm, nhà máy, vị trí đóng tiếp địa). Cho phép làm các biện pháp an toàn để đơn vị công tác bắt đầu làm việc;
- Thời điểm phải kết thúc công việc;
- Nếu đường dây 02 (hai) mạch thì phải nói rõ mạch kia đang có điện hay không và làm biện pháp cần thiết để chống điện cảm ứng;
- Các lưu ý khác liên quan đến công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?