Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bản sao giấy tờ pháp lý là giấy tờ được chứng thực từ bản chính đúng không?
- Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bản sao giấy tờ pháp lý là giấy tờ được chứng thực từ bản chính đúng không?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh hay không?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân cho ai?
Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bản sao giấy tờ pháp lý là giấy tờ được chứng thực từ bản chính đúng không?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đồng thời, tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích bản sao như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản sao là giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính.
2. Cá nhân nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài.
3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
5. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.
6. Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
...
Như vậy, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể là giấy tờ được chứng thực từ bản chính hoặc giấy tờ được sao từ sổ gốc bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc cũng có thể là giấy tờ đã được đối chiếu với bản chính.
Trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, bản sao giấy tờ pháp lý là giấy tờ được chứng thực từ bản chính đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có nghĩa vụ như sau:
(1) Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
(2) Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
(3) Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
(4) Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
(5) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp;
Không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
(6) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân cho ai?
Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác.
Tuy nhiên, sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
Lưu ý:
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
- Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14134-1:2024 về khối lượng mẫu yêu cầu của đất xây dựng đường bộ?
- Lời chúc Giáng sinh ngắn gọn? Mẫu lời chúc Giáng sinh hay, ý nghĩa? Người lao động có được nghỉ ngày Noel không?
- Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định kết hợp các phương pháp nào? Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định như thế nào?
- Concept tiệc cuối năm công ty độc đáo, sáng tạo? Công ty có bắt buộc phải tổ chức tiệc cuối năm cho người lao động không?
- Trình tự thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?