Trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thì cá nhân có phải nộp sổ hộ khẩu kèm theo hồ sơ hay không?
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển hay không?
- Trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thì cá nhân có phải nộp kèm sổ hộ khẩu theo hồ sơ hay không?
- Khung giá sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản hiện nay được quy định như thế nào?
Phòng Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ đề nghị giao khu vực biển
1. Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị giao khu vực biển nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này; cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận và hẹn giải quyết hồ sơ theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
c) Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 25 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển như sau:
Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chưa có Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
c) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao, công nhận, trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
...
Từ những quy định trên thì Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao khu vực biển trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa có Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thì cá nhân có phải nộp kèm sổ hộ khẩu theo hồ sơ hay không? (Hình từ Internet)
Trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thì cá nhân có phải nộp kèm sổ hộ khẩu theo hồ sơ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định về hồ sơ đề nghị giao khu vực biển đề nuôi trồng thủy sản như sau:
Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển
1. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển bao gồm:
...
2. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị giao khu vực biển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao một trong các giấy tờ sau: chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân;
c) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cá nhân Việt Nam thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
...
Trước đây theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2021/NĐ-CP trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản thì cá nhân cần phải nộp cả sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023 quy định về việc phải nộp sổ hộ khẩu trong hồ sơ đề nghị đã bị bãi bỏ bởi khoản 5 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP.
Hiện tại, cá nhân có nhu cầu được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị giao khu vực biển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 11/2021/NĐ-CP tải về;
(2) Bản sao một trong các giấy tờ sau: chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân;
(3) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cá nhân Việt Nam thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
Khung giá sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định về khung giá tiền sử dụng khu vực biển như sau:
Khung giá tiền sử dụng khu vực biển và mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể
1. Các hoạt động sử dụng khu vực biển phải nộp tiền sử dụng khu vực biển được phân thành 6 nhóm theo mục đích sử dụng với khung giá tiền sử dụng khu vực biển như sau:
a) Sử dụng khu vực biển để nhận chìm (nhóm 1): từ 15.000 đồng/m3 đến 20.000 đồng/m3;
b) Sử dụng khu vực biển để làm cảng biển, cảng nổi, cảng dầu khí ngoài khơi và các cảng, bến khác; làm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, luồng hàng hải chuyên dùng, các công trình phụ trợ khác; vùng nước phục vụ hoạt động của cơ sở sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, xây dựng cảng tàu vận tải hành khách; vùng nước phục vụ hoạt động nhà hàng, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao trên biển; khu neo đậu, trú nghỉ đêm của tàu thuyền du lịch; khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản; trục vớt hiện vật, khảo cổ (nhóm 2): từ 6.500.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;
c) Sử dụng khu vực biển để xây dựng cáp treo, các công trình nổi, ngầm, lấn biển, đảo nhân tạo, xây dựng dân dụng và các công trình khác trên biển (nhóm 3): từ 6.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;
d) Sử dụng khu vực biển để xây dựng hệ thống đường ống dẫn ngầm, lắp đặt cáp viễn thông, cáp điện (nhóm 4): từ 5.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;
đ) Sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá (nhóm 5): từ 4.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm;
e) Sử dụng khu vực biển để khai thác năng lượng gió, sóng, thủy triều, dòng hải lưu và các hoạt động sử dụng khu vực biển khác (nhóm 6): từ 3.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm.
...
Theo đó, khung giá sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là từ 4.000.000 đồng/ha/năm đến 7.500.000 đồng/ha/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?