Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải là hành vi gì?
- Việc bảo đảm hiểu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên có phải là nguyên tắc hoạt động hàng hải không?
- Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải là hành vi gì?
- Ai có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển?
Việc bảo đảm hiểu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên có phải là nguyên tắc hoạt động hàng hải không?
Việc bảo đảm hiểu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên có phải là nguyên tắc hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 6 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Nguyên tắc hoạt động hàng hải
1. Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
4. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật là việc bảo đảm hiểu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên là một trong những nguyên tắc của hoạt động hàng hải.
Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải được xem là hành vi như thế nào? (Hình từ internet)
Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải là hành vi gì?
Trong hoạt động hàng hải hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
13. Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải trong hoạt động hàng hải là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Ai có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển?
Người có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra, hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển được quy định tại Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải
1. Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
3. Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra các hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển là Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?