Trong hoạt động quản lý nhà nước về cảng cạn thì Bộ Giao thông vận tải có những trách nhiệm gì?
Việc quản lý nhà nước về cảng cạn được thực hiện theo những nội dung nào?
Nội dung quản lý nhà nước về cảng cạn được quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về cảng cạn
1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cảng cạn; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến cảng cạn.
2. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển cảng cạn.
3. Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến cảng cạn theo quy định của pháp luật.
4. Công bố mở, đóng, tạm dừng cảng cạn.
5. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng cảng cạn.
6. Tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của người, phương tiện và hàng hóa tại cảng cạn (kiểm tra hàng hóa, làm thủ tục hải quan, kiểm dịch, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ).
7. Quản lý về giá, phí và lệ phí đối với hoạt động khai thác cảng cạn.
8. Tổ chức thống kê các thông số, dữ liệu liên quan về cảng cạn.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc quản lý nhà nước về cảng cạn được thực hiện theo những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Quản lý nhà nước về cảng cạn (Hình từ Internet)
Trong hoạt động quản lý nhà nước về cảng cạn thì Bộ Giao thông vận tải có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong hoạt động quản lý nhà nước về cảng cạn được quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về cảng cạn
1. Bộ Giao thông vận tải là đầu mối giúp Chính phủ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn, điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
2. Bộ Tài chính tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, giá, phí lệ phí tại cảng cạn theo quy định của pháp luật.
3. Các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Theo quy định trên, Bộ Giao thông vận tải là đầu mối giúp Chính phủ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cảng cạn, điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện các quy định có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý cảng cạn là gì?
Việc phối hợp hoạt động quản lý cảng cạn được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 38 Nghị định 38/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc phối hợp hoạt động quản lý
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân khai thác cảng cạn, chủ phương tiện, chủ hàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động tại cảng cạn an toàn và hiệu quả.
2. Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời. Trong trường hợp có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nào thì cơ quan đó phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên của mình để giải quyết ngay; khi cần thiết, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để giải quyết nhưng chậm nhất là sau 04 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo phải thông báo quyết định xử lý của mình cho cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan biết.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với hoạt động tại cảng cạn.
Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng cạn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân khai thác cảng cạn, chủ phương tiện, chủ hàng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động tại cảng cạn an toàn và hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khác tại khu vực để tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với hoạt động tại cảng cạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?