Trong hoạt động thủy sản việc cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có bị xem là hành vi bị nghiêm cấm không?

Em có thắc mắc như sau: Trong hoạt động thủy sản người có hành vi cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có bị cấm không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền? Mong được giải đáp sớm. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Qu (Cà Mau)

Trong hoạt động thủy sản việc cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có bị xem là hành vi bị nghiêm cấm không?

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản được quy định tại Điều 7 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
...

Theo quy định này, việc cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.

Như vậy, không phải mọi hoạt động cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản đều là hành vi trái pháp luật.

Trên thực tế, việc cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có thể được áp dụng trong trường hợp xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, mực nước, hoặc chất lượng nước ảnh hưởng đến đường di cư của thủy sản hoặc cản trở di cư của các loài thủy sản có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.

Trong hoạt động thủy sản việc cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có được xem là hành vi bị nghiêm cấm không?Trong hoạt động thủy sản việc cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có được xem là hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ internet)

Trong hoạt động thủy sản người có hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt đối với hành vi cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản được quy định tại Điều 6 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi khai thác thủy sản bằng nghề cố định ở các sông, hồ, đầm, phá; không tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thủy sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thủy sản; cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản;
...
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này.

Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi gây cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản là 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đối với tổ chức, mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm này.

Thích ứng với biến đổi khí hậu có phải là nguyên tắc hoạt động thủy sản không?

Thích ứng với biến đổi khí hậu có phải là nguyên tắc hoạt động thủy sản được quy định tại Điều 5 Luật Thủy sản 2017 như sau:

Nguyên tắc hoạt động thủy sản
1. Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
3. Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nguyên tắc hoạt động thủy sản.

Hoạt động thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt vi phạm hành chính những hành vi nào?
Pháp luật
Trong hoạt động thủy sản việc cản trở đường di cư tự nhiên của loài thủy sản có bị xem là hành vi bị nghiêm cấm không?
Pháp luật
Tàu đánh bắt xa bờ có công suất máy chính trên 400CV có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Pháp luật
Hoạt động thủy sản là gì? Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động thủy sản nào?
Pháp luật
Chức danh thuyền trưởng tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Có phải trong mọi trường hợp cập tàu không đúng cảng thì tổ chức nước ngoài luôn bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động thủy sản
640 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào