Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?

Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không? Thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm những gì?

Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?

Căn cứ Điều 14 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:

Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng và quản lý tại cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được xây dựng bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin.
3. Tuân thủ các quy định, chế độ công tác hồ sơ và giao dịch điện tử, công nghệ thông tin.
4. Thu thập, cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; bảo đảm hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật.

Như vậy, theo quy định, trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, phải đảm bảo yêu cầu thu thập, cập nhật thông tin của công dân đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin đầy đủ của công dân không?

Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin đầy đủ của công dân không? (Hình từ Internet)

Thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm những gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định trên, thông tin được thu thập và cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bao gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Quốc tịch;

- Tình trạng hôn nhân;

- Nơi thường trú;

- Nơi tạm trú;

- Tình trạng khai báo tạm vắng;

- Nơi ở hiện tại;

- Quan hệ với chủ hộ;

- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

- Ảnh chân dung;

- Đặc điểm nhân dạng;

- Vân tay;

- Họ, tên gọi khác;

- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;

- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;

- Trình độ học vấn;

- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Lưu ý: Trường hợp các thông tin nêu trên chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Khi cá nhân có yêu cầu tra cứu thông tin trong tàng thư căn cước công dân thì làm thế nào?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 10/2016/TT-BCA có quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân như sau:

Khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
...
3. Thủ tục tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân
a) Đối với cơ quan, tổ chức
- Văn bản (được lãnh đạo ký tên, đóng dấu) của cơ quan, tổ chức đề nghị tra cứu, khai thác, trong đó nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức;
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.
b) Đối với cá nhân
- Đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc), trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;
- Giấy tờ liên quan đến nội dung đề nghị (nếu có);
- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.

Như vậy, theo quy định, khi cá nhân có yêu cầu tra cứu thông tin trong tàng thư căn cước công dân thì:

- Cá nhân phải có đơn đề nghị (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc), trong đó phải nêu rõ mục đích, nội dung cần tra cứu, khai thác;

- Giấy tờ liên quan đến nội dung đề nghị (nếu có);

- Xuất trình thẻ Căn cước công dân (Chứng minh nhân dân) hoặc Chứng minh Công an nhân dân.

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như thế nào? Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước ra sao?
Pháp luật
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có được cung cấp thông tin công dân cho Cơ quan tiến hành tố tụng không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?
Pháp luật
Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có phải tài sản không? Nếu có thì Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là tài sản của ai?
Pháp luật
Thông tin báo mất căn cước công dân có được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân không?
Pháp luật
Khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD không?
Pháp luật
Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cập nhật những thông tin gì? Hành vi truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Cá nhân cố ý làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
588 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào