Trong hợp đồng cho vay quy định mức lãi suất cho vay 3% một tháng thì có vi phạm quy định pháp luật hay không?

Tôi có cho một người vay số tiền: 80.000.000 đồng ( có giấy xác nhận vay tiền) vào ngày 10/04/2022 với lãi suất 3%/1 tháng (khoảng: 2.400.000 đồng tiền lãi). Do kẹt tiền nên tôi muốn đòi lại tiền vay và lãi. Vậy tôi có quyền đòi lại tiền gốc lẫn tiền lãi trong suốt quá trình cho vay đến nay như trên không? Với lãi suất tôi cho vay là 3%/1 tháng thì tôi có vi phạm pháp luật không?

Hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của pháp luật là hợp đồng như thế nào?

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu về hợp đồng cho vay tài sản như sau:

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Theo đó, hợp đồng cho vay tài sản là thỏa thuận của các bên để giao tài sản cho bên còn lại và trả lại tài sản cùng loại và lãi kèm theo nếu có thỏa thuận.

Tải về mẫu hợp đồng vay tài sản mới nhất 2023: Tại Đây

Hợp đồng cho vay

Hợp đồng cho vay

Người cho vay có thể đòi lại tiền trước thời hạn thỏa thuận của hợp đồng cho vay tài sản hay không?

Theo Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay tài sản như sau:

"Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác."

Dẫn chiếu Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

"Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."

Theo đó, việc đòi lại tài sản được hay không cần căn cứ theo nội dung hợp đồng cho vay tài sản để xác định các quyền và nghĩa vụ của hai bên.

Dựa vào nội dung hợp đồng cho vay tài sản, các bên xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả nợ và phần lãi vay. Nếu chưa đến kỳ hạn và bên vay vẫn chưa vi phạm nội dung nào trong hợp đồng thì bên vay chưa đủ căn cứ để đòi tiền.

Trừ trường hợp bạn cho vay tài sản theo hình thức hợp đồng cho vay tài sản có kỳ hạn thì có thể yêu cầu vên vây trả lại tiền trước kỳ hạn.

Trong hợp đồng cho vay quy định mức lãi suất cho vay 3% một tháng thì có vi phạm quy định pháp luật hay không

Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

"Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

Theo đó, bên cho vay không phải là tổ chức tín dụng nên lãi suất cho vay tối đa cũng chỉ là 20%/năm.

Việc cho vay với lãi suất 3%/tháng (36%/năm) là sai với quy định trên nên phần vượt quá (16%) bên đi vay có quyền không chi trả. Nếu tranh chấp tại Tòa thì Tòa cũng chỉ chấp nhận mức lãi suất 20%/năm.

Bên vay tài sản có những nghĩa vụ nào phải thực hiện khi ký kết hợp đồng vay tài sản?

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Theo đó, bên vay có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định nêu trên.

Lãi suất cho vay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ưu và nhược điểm của lãi suất cho vay ngắn hạn và dài hạn? Tác động lên dòng tiền của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như thế nào?
Pháp luật
Lãi suất vay tiền không được vượt quá 20%? Lãi suất vay tiền khi đến hạn mà bên vay chưa trả là bao nhiêu %?
Pháp luật
Quyết định 2690/NHNN về mức lãi suất trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của NHTM thế nào?
Pháp luật
Cách tính phần trăm tiền lãi ngân hàng khi gửi tiết kiệm mới nhất? Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi năm 2022 là bao nhiêu?
Pháp luật
Mức lãi suất cho vay tối đa là bao nhiêu? Tội cho vay nặng lãi theo được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự?
Pháp luật
Lãi suất cho vay nhà ở xã hội mới nhất hiện nay theo hướng dẫn Công văn 4524/NHCS-TDSV thế nào?
Pháp luật
Cá nhân có thể cho người khác vay với lãi suất cao nhất là bao nhiêu % theo quy định hiện hành? Cho vay với lãi suất cao bao nhiêu là cho vay nặng lãi?
Pháp luật
Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam mới nhất 2024 là bao nhiêu? Quyết định 1125/QĐ-NHNN 2023 quy định lãi suất như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin giảm lãi suất tiền vay của ngân hàng mới nhất 2023? Tải mẫu đơn xin giảm lãi suất tiền vay của ngân hàng ở đâu?
Pháp luật
Quy định mới về mức lãi suất cho vay tối đa của ngân hàng từ 25/10/2022 theo Quyết định 1813/QĐ-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước giảm 1-2% lãi suất cho vay theo yêu cầu của Thủ tướng tại Thông báo 231/TB-VPCP đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lãi suất cho vay
19,624 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lãi suất cho vay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lãi suất cho vay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào