Trong hợp tác quốc tế về pháp luật thì việc vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề hợp tác quốc tế về pháp luật. Cho tôi hỏi trong hợp tác quốc tế về pháp luật thì việc vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Tú ở Đồng Nai.

Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Theo Điều 2 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:

Nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
3. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
4. Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.
5. Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.
6. Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Hợp tác quốc tế về pháp luật

Hợp tác quốc tế về pháp luật (Hình từ Internet)

Trong hợp tác quốc tế về pháp luật thì việc vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định về vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật như sau:

Vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật.
2. Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở sau đây:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược quốc gia về nợ công và nợ nước ngoài;
b) Định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và định hướng vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
c) Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật ở từng Bộ, ngành, địa phương.
4. Trong quá trình vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan tổ chức Diễn đàn hợp tác phát triển trong lĩnh vực pháp luật; tổ chức các cuộc họp Nhóm quan hệ đối tác pháp luật; xây dựng danh mục lĩnh vực ưu tiên hợp tác về pháp luật.

Theo đó, trong hợp tác quốc tế về pháp luật thì việc vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 4 nêu trên.

Việc xây dựng dự án hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2014/NĐ-CP về xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật như sau:

Xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật
1. Cơ quan chủ quản xây dựng Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
3. Việc trình, phê duyệt Danh mục tài trợ được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Danh mục tài trợ được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) gửi thông báo Danh mục tài trợ hoặc Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án hợp tác về pháp luật cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.

Như vậy, cơ quan chủ quản xây dựng Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Hợp tác quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung hợp tác quốc tế về thể thao được quy định như thế nào?
Pháp luật
Admm+ là cơ chế hợp tác nào? Admm+ lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia nào? Hội nghị Admm+ là gì?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về biên phòng bao gồm những nội dung gì? Hợp tác quốc tế về biên phòng gồm những hình thức nào?
Pháp luật
Có phải hợp tác quốc tế là một trong những nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân?
Pháp luật
03 nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ? Trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về hoạt động khí tượng thủy văn được thực hiện theo nguyên tắc nào? Bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước có những chính sách trong hợp tác quốc tế như thế nào đối với hoạt động khí tượng thủy văn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp tác quốc tế
945 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp tác quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào