Trong hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước thì Nhà nước có những chính sách gì?
- Trong hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước thì Nhà nước có những chính sách gì?
- Hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước gồm những nội dung nào?
- Việc giải quyết tranh chấp về di sản văn hoá dưới nước có yếu tố nước ngoài dựa trên những nguyên tắc nào?
Trong hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước thì Nhà nước có những chính sách gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về di sản văn hóa dưới nước như sau:
Di sản văn hoá dưới nước là di sản văn hoá vật thể đang ở dưới nước có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm: các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các di tích, công trình xây dựng, địa điểm; di tích cổ nhân, cổ sinh vật có liên quan đến nguồn gốc của loài người, đã được con người sử dụng cùng với hiện trường tự nhiên và khảo cổ học xung quanh chúng.
Theo Điều 37 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước trong việc hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước như sau:
Chính sách của Nhà nước trong việc hợp tác quốc tế về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
Nhà nước khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hoá dưới nước, học tập trao đổi về kinh nghiệm quản lý các hoạt động liên quan đến di sản văn hoá dưới nước; ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác bảo vệ, bảo quản di sản văn hoá dưới nước.
Theo quy định trên, Nhà nước khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động quản lý, bảo vệ di sản văn hoá dưới nước.
Đồng thời học tập trao đổi về kinh nghiệm quản lý các hoạt động liên quan đến di sản văn hoá dưới nước.
Và ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác bảo vệ, bảo quản di sản văn hoá dưới nước.
Di sản văn hóa dưới nước (Hình từ Internet)
Hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về nội dung về hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước như sau:
Nội dung về hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước
1. Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng dự án quản lý, bảo quản, bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.
2. Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc quản lý, bảo quản, bảo vệ, thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước.
3. Hợp tác trong lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý, bảo quản, bảo vệ, thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước.
4. Trao đổi thông tin về di sản văn hóa dưới nước.
Theo đó, hợp tác quốc tế trong quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước gồm những nội dung sau:
+ Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng dự án quản lý, bảo quản, bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.
+ Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong việc quản lý, bảo quản, bảo vệ, thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước.
+ Hợp tác trong lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý, bảo quản, bảo vệ, thăm dò, khai quật di sản văn hóa dưới nước.
+ Trao đổi thông tin về di sản văn hóa dưới nước.
Việc giải quyết tranh chấp về di sản văn hoá dưới nước có yếu tố nước ngoài dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 39 Nghị định 86/2005/NĐ-CP quy định về tranh chấp và giải quyết tranh chấp về di sản văn hóa dưới nước có yếu tố nước ngoài như sau:
Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về di sản văn hóa dưới nước có yếu tố nước ngoài
Việc tranh chấp và giải quyết tranh chấp về di sản văn hoá dưới nước có yếu tố nước ngoài dựa theo nguyên tắc:
1. Tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia.
2. Thoả thuận và bình đẳng.
3. Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về di sản văn hoá dưới nước có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia; thỏa thuận và bình đẳng.
Đồng thời việc giải quyết tranh chấp này phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?