Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
- Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
- Việc phân tích tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi sẽ được thực hiện theo những nội dung nào?
- Việc đánh giá tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi phải đưa ra được những kết luận nào?
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Căn cứ theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo đầu tư (Báo cáo tiền khả thi)
...
5.2 Thu thập, phân tích, đánh giá để kế thừa chọn lọc tài liệu địa hình đã có
Giai đoạn này chủ yếu thu thập, phân tích, đánh giá, nhập tài liệu địa hình sẵn có của các cơ quan như Bộ Tài nguyên Môi trường, các cơ quan tư vấn, khảo sát...
5.2.1 Thu thập tài liệu
Những tài liệu cần thiết phải thu thập bao gồm:
- Hệ thống cao, tọa độ xây dựng nên tài liệu địa hình.
Các loại bản đồ cơ bản ở các tỷ lệ 1/100.000, 1/50.000 - 1/10.000, 1/5000, 1/2000...(nếu có)
- Các loại mặt cắt, ghi chú, sơ họa miêu tả có liên quan đến dự án.
...
Như vậy, trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi gồm:
- Hệ thống cao, tọa độ xây dựng nên tài liệu địa hình.
- Các loại bản đồ cơ bản ở các tỷ lệ 1/100.000, 1/50.000 - 1/10.000, 1/5000, 1/2000...(nếu có)
- Các loại mặt cắt, ghi chú, sơ họa miêu tả có liên quan đến dự án.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Việc phân tích tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi sẽ được thực hiện theo những nội dung nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 5.2.2 Mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo đầu tư (Báo cáo tiền khả thi)
...
5.2 Thu thập, phân tích, đánh giá để kế thừa chọn lọc tài liệu địa hình đã có
...
5.2.2 Phân tích theo 2 nội dung:
- Nguồn gốc của tài liệu.
- Độ tin cậy của tài liệu (độ chính xác hình học, độ dung nạp địa hình địa vật).
...
Như vậy, việc phân tích tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi sẽ được thực hiện theo 02 nội dung sau:
- Nguồn gốc của tài liệu.
- Độ tin cậy của tài liệu (độ chính xác hình học, độ dung nạp địa hình địa vật).
Việc đánh giá tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi phải đưa ra được những kết luận nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.3 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo đầu tư (Báo cáo tiền khả thi)
...
5.2 Thu thập, phân tích, đánh giá để kế thừa chọn lọc tài liệu địa hình đã có
...
5.2.3 Đánh giá
Tài liệu được đánh giá như quy định trong 5.2 của TCVN 8478 kết quả khâu đánh giá phải đưa ra kết luận: bản đồ phải hiện chỉnh và bản đồ không thể hiện chỉnh được mà phải lập mới:
5.2.3.1 Bản đồ phải bổ sung hiện chỉnh
Tùy thuộc vào mức độ và ý nghĩa của những biến đổi diễn ra ở ngoài thực địa kể từ sau khi bản đồ được thành lập hoặc hiện chỉnh lần cuối, cũng như tầm quan trọng của vùng về mặt kinh tế và quốc phòng, bản đồ địa hình phải được hiện chỉnh thường theo các chu kỳ: 5 đến 6 năm với bản đồ 1/500 ÷ 1/5000, 6 ÷ 10 năm với bản đồ tỷ lệ 1/10.000, từ 8 đến 12 năm với bản đồ tỷ lệ 1/25.000 và từ 10 đến 15 năm với bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Bên cạnh hiện chỉnh định kỳ, cần phải hiện chỉnh liên tục bản đồ các khu vực kinh tế quan trọng và có độ biến đổi lớn.
- Khi nội dung không còn phù hợp với thực địa ở mức độ thay đổi đáng kể không vượt quá 40% và những biến đổi đó gây khó khăn trong việc sử dụng bản đồ để giải quyết các nhiệm vụ kinh tế, kỹ thuật, khoa học thì phải hiện chỉnh bổ sung:
+ Ranh giới quốc gia có thay đổi.
+ Nơi xuất hiện hoặc có thay đổi lớn về:
• Các điểm dân cư, địa danh, các cơ sở kinh tế lớn như nhà máy, hầm mỏ.
• Các tuyến đường sắt, đường ô tô.
• Lòng sông, hồ, đầm, đồng bằng, hệ thống kênh, mương và các công trình thủy lợi, đường bờ biển, bãi cạn, cù lao, cồn đảo...
• Các vùng rừng đất canh tác, đất trồng cây lâu năm.
+ Có nhiều thay đổi trong mạng lưới điểm dân cư, đường sá, thực phủ, ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng định hướng ngoài thực địa.
5.2.3.2 Bản đồ phải thành lập mới khi
- Cơ sở khống chế mặt bằng và cao độ của bản đồ không đáp ứng yêu cầu về độ chính xác
Bản đồ có độ biến đổi lớn ≥ 40 %
...
Theo đó, việc đánh giá tài liệu địa hình trong khảo sát địa hình công trình đê điều giai đoạn tiền khả thi phải đưa ra được những kết luận về bản đồ phải hiện chỉnh và bản đồ không thể hiện chỉnh được mà phải lập mới.
Nội dung cụ thể của từng kết luận này được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?