Trong khảo sát địa hình của công trình đê điều thì việc thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế được thực hiện như thế nào?
- Trong khảo sát địa hình của công trình đê điều thì việc thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế được thực hiện như thế nào?
- Tất cả các hồ sơ địa hình khi khảo sát công trình đê điều phải được lưu trữ ở những thiết bị nào?
- Tài liệu địa hình trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi của công trình đê điều cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Trong khảo sát địa hình của công trình đê điều thì việc thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
...
4.3 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
...
4.3.2 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
...
4.3.2.2 Thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế
- Đo lưới khống chế mặt bằng.
- Đo lưới khống chế độ cao.
- Đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình.
- Xác định tim tuyến công trình.
- Đo vẽ cắt dọc, ngang theo tuyến công trình.
- Xác định cao tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào địa chất, địa vật lý.
...
Như vậy, trong khảo sát địa hình của công trình đê điều thì việc thành lập tài liệu địa hình mới phục vụ dự án và các giai đoạn thiết kế được thực hiện như sau:
- Đo lưới khống chế mặt bằng.
- Đo lưới khống chế độ cao.
- Đo vẽ bình đồ, bản đồ địa hình.
- Xác định tim tuyến công trình.
- Đo vẽ cắt dọc, ngang theo tuyến công trình.
- Xác định cao tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào địa chất, địa vật lý.
Công trình đê điều (Hình từ Internet)
Tất cả các hồ sơ địa hình khi khảo sát công trình đê điều phải được lưu trữ ở những thiết bị nào?
Căn cứ theo tiết 4.4.2 tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Nguyên tắc chung
...
4.4 Thành phần hồ sơ khảo sát địa hình
4.4.1 Hồ sơ khảo sát địa hình các giai đoạn, gồm:
a. Thuyết minh địa hình, phải thể hiện được nội dung sau:
Căn cứ thành lập tài liệu địa hình.
- Những quy trình, quy phạm áp dụng.
- Nội dung khảo sát địa hình: kế thừa và thực hiện.
Kết luận độ tin cậy của tài liệu khảo sát địa hình (cho giai đoạn thiết kế yêu cầu lập tài liệu địa hình và các giai đoạn kế tiếp).
b. Tài liệu địa hình, phải được tập hợp thành các bộ sau:
- Bộ số liệu: Thống kê, sơ họa và kết quả tính toán bình sai của lưới khống chế mặt bằng và cao độ, các điểm tim tuyến, cao tọa độ các hố khoan, hố đào...
- Bộ bản vẽ: Các loại bình đồ, bản đồ địa hình, các loại mặt cắt dọc, ngang, các bản sơ họa (khi cần thiết).
4.4.2 Tất cả hồ sơ địa hình đều phải được ghi vào các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, CD, ổ cứng dùng để lưu và nộp cho chủ đầu tư.
Theo đó, tất cả các hồ sơ địa hình khi khảo sát công trình đê điều phải được ghi vào các thiết bị lưu trữ như đĩa mềm, CD, ổ cứng dùng để lưu và nộp cho chủ đầu tư.
Tài liệu địa hình trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi của công trình đê điều cần phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:
Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn báo cáo đầu tư (Báo cáo tiền khả thi)
5.1 Yêu cầu tài liệu địa hình trong giai đoạn lập BCĐT, phải đạt yêu cầu sau:
- Độ tin cậy hình học, độ dung nạp địa hình, địa vật được biểu diễn qua các loại tỷ lệ bản đồ, bình đồ, mặt cắt, khẳng định được mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.
- Thể hiện tổng quan khu dự án và tương quan với các khu vực xung quanh dự án.
- Chọn được phạm vi dự án rõ ràng để lập được quy mô dự án.
- Sơ bộ đưa ra được kết cấu các hạng mục chính, sơ bộ lựa chọn được công nghệ thông số kỹ thuật...nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ dự án.
- Sơ bộ xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư.
...
Như vậy, tài liệu địa hình trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi của công trình đê điều cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Độ tin cậy hình học, độ dung nạp địa hình, địa vật được biểu diễn qua các loại tỷ lệ bản đồ, bình đồ, mặt cắt, khẳng định được mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.
- Thể hiện tổng quan khu dự án và tương quan với các khu vực xung quanh dự án.
- Chọn được phạm vi dự án rõ ràng để lập được quy mô dự án.
- Sơ bộ đưa ra được kết cấu các hạng mục chính, sơ bộ lựa chọn được công nghệ thông số kỹ thuật...nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ dự án.
- Sơ bộ xác định được khối lượng và tổng mức đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công gồm những dự án nào theo Nghị định 175?
- Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu? Chứng chỉ năng lực có hiệu lực bao lâu?
- Bao sái bàn thờ là gì? Bao sái bàn thờ vào ngày nào? Nhà thờ cúng có được chia thừa kế hay không?
- Lời nhận xét môn học và hoạt động giáo dục theo Thông tư 27 cuối kì 1? Lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27 cuối kì 1?
- Bổ nhiệm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc thẩm quyền của ai? Trách nhiệm của Phó Tổng Tham mưu trưởng?