Trong không lưu hàng không dân dụng thì việc liên lạc giữa các cơ sở dịch vụ không lưu sẽ bằng ngôn ngữ gì? Việc ứng phó không lưu sẽ như thế nào?
Trong không lưu hàng không dân dụng thì việc liên lạc giữa các cơ sở dịch vụ không lưu sẽ bằng ngôn ngữ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Sử dụng ngôn ngữ
1. Liên lạc giữa cơ sở ATS và tổ lái tàu bay dân dụng: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng.
2. Liên lạc giữa các cơ sở điều hành bay: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng, trừ khi có thỏa thuận giữa các cơ sở này về việc liên lạc được thực hiện bằng tiếng Việt.
Theo đó, việc sử dụng ngôn ngữ trong liên lạc giữa cơ sở ATS và tổ lái tàu bay dân dụng: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng.
Liên lạc giữa các cơ sở điều hành bay: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng, trừ khi có thỏa thuận giữa các cơ sở này về việc liên lạc được thực hiện bằng tiếng Việt.
Như vậy, trong không lưu hàng không dân dụng thì việc liên lạc giữa các cơ sở dịch vụ không lưu sẽ là tiếng anh, trường hợp sử dụng tiếng Việt trừ khi có thỏa thuận.
Không lưu hàng không dân dụng (Hình từ Internet)
Trong không lưu hàng không dân dụng thì việc ứng phó không lưu sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Kế hoạch ứng phó không lưu
1. Kế hoạch ứng phó không lưu được xây dựng phù hợp với hướng dẫn chung của ICAO và phù hợp với kế hoạch ứng phó không lưu của các quốc gia kế cận trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở ATS có trách nhiệm cung cấp dịch vụ tại các phần vùng trời kế cận và những người sử dụng có liên quan.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức xây dựng, sửa đổi và công bố kế hoạch ứng phó không lưu để xử lý các tình huống bất trắc trong trường hợp trục trặc hoặc có nguy cơ trục trặc đối với việc cung cấp ATS và các dịch vụ hỗ trợ liên quan khác trong vùng trời trách nhiệm đảm bảo dịch vụ này.
Theo đó, kế hoạch ứng phó không lưu như sau:
- Kế hoạch ứng phó không lưu được xây dựng phù hợp với hướng dẫn chung của ICAO và phù hợp với kế hoạch ứng phó không lưu của các quốc gia kế cận trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ sở ATS có trách nhiệm cung cấp dịch vụ tại các phần vùng trời kế cận và những người sử dụng có liên quan.
- Cục Hàng không Việt Nam tổ chức xây dựng, sửa đổi và công bố kế hoạch ứng phó không lưu để xử lý các tình huống bất trắc trong trường hợp trục trặc hoặc có nguy cơ trục trặc đối với việc cung cấp ATS và các dịch vụ hỗ trợ liên quan khác trong vùng trời trách nhiệm đảm bảo dịch vụ này.
Như vậy, trong không lưu hàng không dân dụng thì việc ứng phó không lưu phải có Kế hoạch ứng phó không lưu được xây dựng phù hợp với các quốc gia khác.
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức xây dựng, sửa đổi và công bố kế hoạch ứng phó không lưu.
Số liệu về không lưu sẽ được ghi lại và lưu trữ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Ghi và lưu trữ số liệu về không lưu
1. Số liệu liên lạc thoại lưu động, dữ liệu và liên lạc cố định, giám sát ATS sử dụng cho ATS phải được tự động ghi lại nhằm phục vụ cho việc điều tra tai nạn và sự cố hoạt động bay, tiến hành tìm kiếm, cứu nạn, đánh giá hệ thống không lưu và hệ thống ra đa, đào tạo và huấn luyện kiểm soát viên không lưu.
2. Số liệu giám sát ATS phải được ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít nhất là 15 ngày.
3. Liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu sử dụng cho ATS phải được ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày.
4. Băng phi diễn, điện văn không lưu phải được lưu trữ ít nhất 90 ngày và chỉ được hủy đi khi việc lưu trữ không cần thiết nữa.
5. Số liệu có liên quan đến việc điều tra tai nạn, sự cố hoạt động bay phải được lưu trữ kéo dài cho đến khi số liệu này không cần thiết nữa.
6. Băng ghi phải được bảo quản ngăn nắp và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để không làm mất từ tính của băng lưu trữ. Văn bản phải viết bằng mực không phai, không được tẩy xóa, nếu chỗ nào cần sửa thì gạch chéo để nhìn thấy rõ và ghi điều cần sửa bên cạnh.
Theo đó, số liệu về không lưu sẽ được ghi lại và lưu trữ như sau:
Số liệu liên lạc thoại lưu động, dữ liệu và liên lạc cố định, giám sát ATS sử dụng cho ATS phải được tự động ghi lại nhằm phục vụ cho việc điều tra tai nạn và sự cố hoạt động bay.
Bên cạnh đó còn phục vụ cho tiến hành tìm kiếm, cứu nạn, đánh giá hệ thống không lưu và hệ thống ra đa, đào tạo và huấn luyện kiểm soát viên không lưu.
Số liệu giám sát ATS phải được ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít nhất là 15 ngày.
Liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu sử dụng cho ATS phải được ghi lại và lưu trữ trong khoảng thời gian ít nhất là 30 ngày.
Băng phi diễn, điện văn không lưu phải được lưu trữ ít nhất 90 ngày và chỉ được hủy đi khi việc lưu trữ không cần thiết nữa.
Băng ghi phải được bảo quản ngăn nắp và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để không làm mất từ tính của băng lưu trữ.
Văn bản phải viết bằng mực không phai, không được tẩy xóa, nếu chỗ nào cần sửa thì gạch chéo để nhìn thấy rõ và ghi điều cần sửa bên cạnh.
Theo đó, việc ghi và lưu trữ số liệu về không lưu sẽ rất quan trong khi có sự cố xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?