Trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông là bao nhiêu km/h?
- Trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông là bao nhiêu km/h?
- Điều khiển xe ô tô trong khu vực đông dân cư quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị xử phạt bao nhiêu?
- Điều khiển xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông là bao nhiêu km/h?
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư được quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
Đồng thời căn cứ Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định:
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.
Như vậy, tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được quy định cụ thể như sau:
- Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
- Đối với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
Lưu ý: Tốc độ quy định trên không áp dụng đối với các loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Trong khu vực đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới tham gia giao thông là bao nhiêu km/h? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe ô tô trong khu vực đông dân cư quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị xử phạt bao nhiêu?
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe ô tô trong khu vực đông dân cư quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
c) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
d) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
...
Như vậy, theo quy định, người điều khiển xe ô tô trong khu vực đông dân cư quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điều khiển xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi điều khiển xe ô tô quá tốc độ quy định được quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, có thể thấy, người điều khiển xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền, không thuộc trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?