Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định phải đáp ứng những tiêu chí nào?
- Tuyến cố định trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thiết lập dựa trên những tiêu chí nào?
- Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định phải đáp ứng những tiêu chí nào?
- Việc quản lý điểm dừng đón, trả khách trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định thế nào?
Tuyến cố định trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thiết lập dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chí thiết lập tuyến như sau:
Tiêu chí thiết lập tuyến
1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
3. Mã số tuyến vận tải hành khách cố định
a) Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố đi, nơi đến; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước tỉnh, thành phố có mã số lớn; bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số;
b) Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: mã số tỉnh, thành phố; bến xe khách có mã số nhỏ; bến xe khách có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số.
Theo quy định trên, tuyến cố định trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thiết lập dựa trên những tiêu chí như sau:
+ Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
+ Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
+ Mã số tuyến vận tải hành khách cố định.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (Hình từ Internet)
Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách như sau:
Hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
1. Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường;
c) Điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng Biển chỉ dẫn (Biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương mình để xác định.
...
Theo đó, trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô thì điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định phải đáp ứng những tiêu chí được quy định tại khoản 1 Điều 18 nêu trên.
Việc quản lý điểm dừng đón, trả khách trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý điểm dừng đón, trả khách như sau:
Hướng dẫn về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định
...
2. Tổ chức, quản lý điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
c) Sở Giao thông vận tải địa phương xác định vị trí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định (đối với các tuyến quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố) quản lý phải thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố)) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
đ) Điểm dừng đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng; đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước;
e) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định.
Như vậy, việc quản lý điểm dừng đón, trả khách trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại khoản 2 Điều 18 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?