Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu?

Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu? Các tài liệu, vật dụng không được phép mang và được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia?

Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về quy trình tổ chức coi thi và trách nhiệm thực hiện trong kỳ thi THPT quốc gia:

Quy trình tổ chức coi thi và trách nhiệm thực hiện
1. Theo phân công của Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm:
a) Điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi; bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi; bảo đảm các phòng không sử dụng trong buổi thi phải được khóa và niêm phong trước mỗi buổi thi; phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi;
b) Trước mỗi buổi thi: Quy định một số cách đánh số báo danh và phát đề thi trong phòng thi và cho đại diện CBCT bóc thăm cách đánh số báo danh, phát đề thi cho toàn bộ điểm thi; tổ chức cho CBCT và cán bộ giám sát phòng thi bốc thăm phân công nhiệm vụ coi thi, bảo đảm nguyên tắc một CBCT không coi thi quá một lần tại một phòng thi trong kỳ thi; bảo đảm các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân (nếu có) của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Điểm thi phải được lưu giữ tại phòng trực của Điểm thi;
c) Bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 mét để bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi.
...

Theo đó, theo phân công của Trưởng ban Coi thi, Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm trong việc bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 mét để bảo quản vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Hay nói cách khác, trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 mét.

Địa điểm này sẽ do Trưởng Điểm thi chịu trách nhiệm trong việc bố trí.

Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu?

Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu? (Hình từ Internet)

Các tài liệu, vật dụng không được phép mang và được mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia?

Các tài liệu, vật dụng không được phép mang và được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi THPT quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

(i) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm:

- Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì;

- Êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình;

- Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ;

- Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);

(ii) Cấm mang vào phòng thi:

- Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn;

- Vũ khí và chất gây nổ, gây cháy;

- Tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;

Ngoài ra, thí sinh cần phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:

- Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;

- Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;

- Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự;

+ Báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình;

+ Không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận;

+ Nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình.

Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);

- Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi.

Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát.

Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;

- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).

Đề thi cho mỗi môn thi của kỳ thi THPT quốc gia phải đạt các yêu cầu nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT:

Theo đó, đề thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi phải đạt các yêu cầu dưới đây:

- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;

- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;

- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;

- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.

Thi THPT quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong kỳ thi THPT quốc gia vật dụng cá nhân của thí sinh và các tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi sẽ được bảo quản ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi THPT quốc gia
564 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi THPT quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi THPT quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào