Trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nếu điểm chấm phỏng vấn của hai thành viên lệch nhau thì xử lý như thế nào?
- Trình tự tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào?
- Trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu điểm chấm phỏng vấn của hai thành viên lệch nhau thì xử lý như thế nào?
- Khi phát hiện Ủy viên Hội đồng có sai phạm trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì giám sát viên có quyền lập biên bản hay không?
Trình tự tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về trình tự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Trình tự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Các bước tổ chức xét thăng hạng
a) Trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành ít nhất 15 ngày, Hội đồng gửi thông báo triệu tập viên chức dự phỏng vấn hoặc thực hành; thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành cho viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng;
b) Trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành 01 (một) ngày, Hội đồng niêm yết danh sách viên chức theo số báo danh và theo phòng tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành; sơ đồ vị trí các phòng; Nội quy xét thăng hạng theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trước ngày tổ chức xét thăng hạng 01 (một) ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét thăng hạng: Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức xét thăng hạng; danh sách viên chức để gọi vào trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành; danh sách để viên chức ký xác nhận sau ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành; mẫu biên bản giao, nhận đề; mẫu biên bản xử lý vi phạm quy chế xét thăng hạng; mẫu biên bản bàn giao kết quả trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành; chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng, Ban kiểm tra, sát hạch.
...
Như vậy, việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Hội đồng gửi thông báo triệu tập; thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn tập (nếu có) và địa điểm tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành cho viên chức đủ điều kiện xét thăng hạng (trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành ít nhất 15 ngày);
Bước 2: Hội đồng niêm yết danh sách viên chức theo số báo danh và theo phòng tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành; sơ đồ vị trí các phòng; nội quy xét thăng hạng (trước ngày tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành 01 (một) ngày).
Bước 3: Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ xét thăng hạng (trước ngày tổ chức xét thăng hạng 01 (một) ngày).
Trình tự tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu điểm chấm phỏng vấn của hai thành viên lệch nhau thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về trình tự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Trình tự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
2. Tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành
a) Chủ tịch Hội đồng tổ chức chọn đề phỏng vấn hoặc thực hành, bảo đảm mỗi chuyên ngành phải có số dư ít nhất là 02 (hai) đề so với viên chức đăng ký xét thăng hạng vào chuyên ngành đó, được nhân bản để viên chức bốc thăm;
b) Kết cấu nội dung đề phỏng vấn hoặc thực hành phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề phỏng vấn hoặc thực hành phải có đáp án và thang điểm chi tiết; đề phỏng vấn hoặc thực hành phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu mật; việc giao nhận đề phỏng vấn hoặc thực hành phải lập thành biên bản;
c) Khi chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành, các thành viên chấm độc lập; nếu điểm của 02 (hai) thành viên chấm lệch nhau từ 10% trở xuống so với điểm tối đa thì lấy điểm bình quân, nếu chấm lệch trên 10% so với điểm tối đa thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra, sát hạch;
d) Kết quả chấm phỏng vấn hoặc thực hành phải được tổng hợp vào bảng kết quả có chữ ký của các thành viên chấm phỏng vấn hoặc thực hành và bàn giao cho Trưởng ban kiểm tra, sát hạch.
3. Tổng hợp kết quả xét thăng hạng
a) Sau khi tổ chức phỏng vấn hoặc thực hành, Trưởng ban kiểm tra, sát hạch bàn giao kết quả phỏng vấn hoặc thực hành của viên chức dự xét thăng hạng cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp kết quả xét thăng hạng của viên chức trên cơ sở điểm phỏng vấn hoặc thực hành để báo cáo Hội đồng;
c) Chủ tịch Hội đồng báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định công nhận kết quả xét thăng hạng.
4. Việc bàn giao kết quả phỏng vấn hoặc thực hành quy định tại Điểm d, Khoản 2 và Điểm a, Khoản 3 Điều này phải có biên bản xác nhận.
Như vậy, khi chấm điểm phỏng vấn hoặc thực hành nếu điểm của 2 thành viên chấm lệch nhau từ 10% trở xuống so với điểm tối đa thì lấy điểm bình quân.
Nếu chấm lệch trên 10% so với điểm tối đa thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra, sát hạch.
Khi phát hiện Ủy viên Hội đồng có sai phạm trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì giám sát viên có quyền lập biên bản hay không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 34/2016/TT-BNNPTNT quy định về giám sát kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Giám sát kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Việc giám sát kỳ xét thăng hạng được thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nội dung giám sát, gồm: Việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ xét thăng hạng; về hồ sơ; tiêu chuẩn và điều kiện của viên chức đăng ký xét thăng hạng; về thực hiện Quy chế và nội dung tổ chức kỳ xét thăng hạng.
3. Địa điểm giám sát: Tại nơi làm việc của Hội đồng, nơi phỏng vấn hoặc thực hành.
4. Khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì giám sát viên có quyền lập biên bản về sai phạm của Ủy viên Hội đồng, thành viên Ban kiểm tra, sát hạch và viên chức dự xét thăng hạng.
5. Người được cử làm giám sát kỳ xét thăng hạng, khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và tuân thủ quy chế kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định, khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì giám sát viên có quyền lập biên bản về sai phạm của Ủy viên Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?