Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các yếu tố sửa đổi về vấn đề nào được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng?
- Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các yếu tố sửa đổi về vấn đề nào được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng?
- Khi tính thời hạn để chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn này có được trừ không?
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là đã ký kết kể từ lúc nào?
Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các yếu tố sửa đổi về vấn đề nào được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.
2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.
Theo đó, trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các yếu tố sửa đổi được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng gồm: điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Khi tính thời hạn để chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn này có được trừ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.
2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.
Như vậy, khi tính thời hạn để chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế thì các lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn này không được trừ.
Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là đã ký kết kể từ lúc nào?
Căn cứ theo Điều 23 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là gì? Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng?
- Kiểm toán nhà nước làm việc theo chế độ gì? Kế hoạch công tác năm của Kiểm toán nhà nước bao những gì?
- 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của Cảnh sát cơ động? Biện pháp chủ yếu của Cảnh sát cơ động để chống hành vi bạo loạn, khủng bố?
- Tài liệu xác định địa điểm thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài gồm những gì? Có được chuyển nhượng một phần dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Mẫu văn bản đề nghị cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, xe mô tô, xe máy mới nhất?