Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có những điểm sửa đổi khác thì có được là chấp nhận chào hàng không?

Em ơi cho anh hỏi: Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có những điểm sửa đổi khác thì có được xem là chấp nhận chào hàng không? Đây là câu hỏi của anh Minh Mẫn đến từ Long An.

Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có những điểm sửa đổi khác thì có được xem là chấp nhận chào hàng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.
2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.
3. Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.

Theo đó, trong mua bán hàng hóa quốc tế thì sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có những điểm sửa đổi khác thì được xem là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)

Thời hạn để chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do bên nào quy định?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.
2. Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

Như vậy, thời hạn để chấp nhận chào hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế sẽ do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư.

Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.

Trong mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hết thời hạn mới chấp nhận chào hàng thì chấp nhận này sẽ có hiệu lực trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.
2. Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

Như vậy, trong mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hết thời hạn mới chấp nhận chào hàng thì chấp nhận này sẽ có hiệu lực nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.

Mua bán hàng hóa quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới nhất hiện nay? Nội dung nào cần có trong loại hợp đồng này?
Pháp luật
CISG là gì? Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế mang lại những giá trị gì trong thương mại quốc tế?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 có áp dụng đối với các hợp đồng giữa các quốc gia thành viên trước ngày nó có hiệu lực không?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng như thế nào?
Pháp luật
Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 sẽ nhận sự gia nhập tất cả các quốc gia không ký tên kể từ khi nào?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế, người bán giao hàng trước thời hạn quy định thì người mua có bắt buộc phải từ chối việc giao hàng đó không?
Pháp luật
Trong mua bán hàng hóa quốc tế nếu một bên chậm thanh toán tiền hàng hay mọi khoản tiền thiếu khác thì bên còn lại có quyền đòi tiền lãi trên số tiền chậm trả đó không?
Pháp luật
Giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chậm trễ trong thời hạn như thế nào thì được coi là không vi phạm hợp đồng?
Pháp luật
Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Một bên trong mua bán hàng hóa quốc tế không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ cũng không thực hiện được thì họ có được miễn trách nhiệm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán hàng hóa quốc tế
2,597 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán hàng hóa quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán hàng hóa quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào