Trong nhà và công trình công cộng có yêu cầu về việc chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải được bố trí như thế nào?
- Trong nhà và công trình công cộng có yêu cầu về việc chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải được bố trí như thế nào?
- Nhà và công trình công công có yêu cầu về cấp điện - chống sét phải tuân thủ những điều gì?
- Trong nhà và công trình công cộng, hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông bao gồm các hệ thống nào?
Trong nhà và công trình công cộng có yêu cầu về việc chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải được bố trí như thế nào?
Trong nhà và công trình công cộng có yêu cầu về việc chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải được bố trí như thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Mục 7.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định về chiếu sáng đối với nhà và công trình công cộng như sau:
"7.2.1. Chiếu sáng
7.2.1.1. Thiết kế chiếu sáng nhà và công trình công cộng cần triệt để tận dụng chiếu sáng tự nhiên và tuân theo các qui định trong TCXD 29:1991.
CHÚ THÍCH: Đối với nơi làm việc, chiếu sáng tự nhiên cần đảm bảo quá nửa thời gian ban ngày với giá trị độ rọi tự nhiên tối thiểu phù hợp với hoạt động thị giác.
7.2.1.2. Khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên trong nhà và công trình công cộng phải bố trí chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo sự làm việc và hoạt động bình thường. Yêu cầu chiếu sáng nhân tạo cần tuân theo qui định trong TCXD 16:1986.
CHÚ THÍCH: Chiếu sáng nhân tạo bao gồm chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người, chiếu sáng bảo vệ và chiếu sáng trang trí, quảng cáo trong và ngoài nhà.
7.2.1.3. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo được phép sử dụng hai hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp.
Hệ thống chiếu sáng chung bao gồm: chiếu sáng chung đều và chiếu sáng chung khu vực.
Hệ thống chiếu sáng hỗn hợp bao gồm: chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ.
CHÚ THÍCH: Không nên sử dụng chỉ có chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng làm việc.
7.2.1.4. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu của chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo cần phù hợp với hoạt động thị giác, đảm bảo mọi hoạt động bình thường của con người trong công trình và phù hợp với qui định có liên quan [2].
7.2.1.5. Để chỗ làm việc không bị chói lóa do ánh sáng trực tiếp hay phản chiếu khi có mặt trời chiếu sáng, có thể hạn chế chói lóa bằng cách đặt hướng nhà hợp lý hoặc xử lý bằng các giải pháp kiến trúc hay thiết bị chống chói lóa.
7.2.1.6. Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà và công trình công cộng phải đảm bảo nhu cầu chiếu sáng chung; chiếu sáng trang trí; chiếu sáng bảo vệ; chiếu sáng sự cố, thoát hiểm.
7.2.1.7. Cần có hệ thống đèn chiếu sáng riêng và đèn chỉ dẫn “Lối ra – EXIT” ở các khu vực công cộng để thoát người khi có sự cố hay đặt dọc đường thoát nạn ở những nơi có nguy cơ cháy, nổ, nhiễm độc… Độ rọi tối thiểu trên đường thoát nạn trong nhà không nhỏ hơn 1,0 lux, ngoài nhà không được nhỏ hơn 2,0 lux. Hệ thống này được nối vào hệ thống điện chiếu sáng sự cố, đấu vào nguồn điện riêng cấp từ tủ điện tổng.
7.2.1.8. Chiếu sáng bảo vệ bên ngoài nhà, chiếu sáng dọc ranh giới nhà hoặc khu công trình để bảo vệ an ninh và tài sản cần đảm bảo độ rọi không nhỏ hơn 1,0 lux."
Theo đó, thiết kế chiếu sáng nhà và công trình công cộng cần triệt để tận dụng chiếu sáng tự nhiên. Đối với nơi làm việc, chiếu sáng tự nhiên cần đảm bảo quá nửa thời gian ban ngày với giá trị độ rọi tự nhiên tối thiểu phù hợp với hoạt động thị giác.
Khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên trong nhà và công trình công cộng phải bố trí chiếu sáng nhân tạo để đảm bảo sự làm việc và hoạt động bình thường và chiếu sáng nhân tạo bao gồm chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người, chiếu sáng bảo vệ và chiếu sáng trang trí, quảng cáo trong và ngoài nhà.
Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo được phép sử dụng hai hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp.
Nhà và công trình công công có yêu cầu về cấp điện - chống sét phải tuân thủ những điều gì?
Theo Mục 7.2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế quy định về cấp điện - chống sét đối với nhà và công trình công cộng cụ thể như sau:
"7.2.2. Cấp điện – Chống sét
7.2.2.1. Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết. Lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện phải tuân theo qui định trong TCVN 7447.
7.2.2.2. Cần đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định và an toàn cho nhà và công trình công cộng. Khi tính toán cấp điện cần dự phòng một công suất tối thiểu bằng 10% tổng công suất của công trình để cấp điện cho chiếu sáng và các thiết bị sử dụng điện quảng cáo, trang trí mặt đứng công trình, hệ thống điều độ, các bảng chỉ dẫn và tín hiệu bằng ánh sáng, âm thanh…
7.2.2.3. Ngoài hệ thống cấp điện theo lưới điện quốc gia phải có nguồn điện dự phòng từ các máy phát điện có hệ số dự phòng cao. Các máy phát điện phải được đặt ở vị trí cao ráo, thích hợp tránh sự gây ồn, rung động và hơi nóng ảnh hưởng đến các bộ phận công trình khác.
7.2.2.4. Các hệ thống cấp điện ngoài trời phải đi chìm dưới đất. Phân chia lưới điện bên trong và bên ngoài công trình phải thực hiện ở thiết bị phân phối đầu vào hoặc thiết bị phân phối chính.
7.2.2.5. Hệ thống phân phối điện được bảo vệ bằng các áptomát; Tất cả các công tắc, ổ cắm nối với nguồn điện phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất; Không bố trí ổ cắm, công tắc điện ở những nơi không có người quản lý. Những thiết bị điều khiển phòng sự cố để ở nơi công cộng, phải có biển báo và hướng dẫn cụ thể.
7.2.2.6. Đường dây điện giám sát an ninh và cảnh báo cháy phải lắp đặt tách khỏi đường dây điện động lực. Hệ thống điều hòa không khí và thiết bị sưởi cần bố trí đường dây phân phối riêng. Hệ thống điện chiếu sáng và chiếu sáng bảo vệ cần được thiết kế riêng, độc lập.
7.2.2.7. Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng sự cố, hệ thống máy bơm chữa cháy, các biển báo chỉ dẫn đường thoát nạn và báo nguy hiểm khi có cháy phải hoàn toàn riêng biệt với hệ thống cấp điện khác.
7.2.2.8. Nguồn cấp điện cần tính đến khả năng sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ một phần cho nhu cầu sử dụng năng lượng.
7.2.2.9. Phải có thiết bị chống sét cho tất cả các đường trung kế vào giá phối dây, đồng thời giá phối dây phải được nối với hệ thống tiếp đất an toàn.
7.2.2.10. Hệ thống chống sét cho nhà và công trình công cộng phải tuân theo qui định trong TCVN 9385:2012. Khuyến khích sử dụng hệ thống chống sét tiên tiến, đảm bảo thẩm mỹ và chống thấm dột mái."
Trong nhà và công trình công cộng, hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông bao gồm các hệ thống nào?
Theo Mục 7.4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định như sau:
"7.4. Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông
7.4.1. Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong nhà và công trình công cộng bao gồm:
- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
- Hệ thống loa truyền thanh (nội bộ);
- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
- Hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát;
- Hệ thống truyền hình;
- Hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ;
- Hệ thống an ninh, bảo vệ.
..."
Như vậy, hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong nhà và công trình công cộng bao gồm: hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ); hệ thống loa truyền thanh (nội bộ); hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ; hệ thống chuông báo, chuông gọi, camera quan sát; hệ thống truyền hình; hệ thống kết nối màn hình, mạng nội bộ; và hệ thống an ninh, bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?