Trong nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu nhà khoa học đầu ngành phải chủ trì 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành đúng không?
- Trong nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu nhà khoa học đầu ngành phải chủ trì 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành đúng không?
- Điều kiện về năng lực hội nhập quốc tế để xem xét, lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng những gì?
- Quy định về các chính sách, ưu đãi trọng dụng nhà khoa học đầu ngành như thế nào?
Trong nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu nhà khoa học đầu ngành phải chủ trì 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành đúng không?
Nhà khoa học đầu ngành (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ của nhà khoa học đầu ngành
...
2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua, trong đó đạt ít nhất một trong các kết quả sau đây:
- Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc tạp chí khoa học trong nước có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước; chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành; hoặc tham gia là thành viên Ban biên tập tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Công trình khoa học được nhận giải thưởng quốc tế, giải thưởng trong nước có uy tín; hoặc sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ; hoặc công nghệ, giải pháp kỹ thuật được ứng dụng trong thực tiễn;
b) Hằng năm, có hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành nghiên cứu; tham gia đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ kế cận của ngành, lĩnh vực;
c) Tham gia tư vấn, xây dựng, đánh giá, phản biện về các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của ngành; tham gia giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất của ngành;
d) Tham gia tuyển chọn, nghiệm thu, phản biện độc lập các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh.
Từ quy định nêu trên, nhiệm vụ cụ thể của nhà khoa học đầu ngành theo quy định mới có yêu cầu là chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành.
Còn ở quy định cũ cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 40/2014/NĐ-CP có nêu: "Hàng năm, phải chủ trì ít nhất 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành;"
Như vậy, nhà khoa học đầu ngành phải thực hiện chủ trì hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế thuộc chuyên ngành là nhiệm vụ cụ thể đối với nhà khoa học này
Điều kiện về năng lực hội nhập quốc tế để xem xét, lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành cần đáp ứng những gì?
Theo Điều 15 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn của nhà khoa học đầu ngành
...
3. Điều kiện về thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và năng lực hội nhập quốc tế để xem xét, lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành.
a) Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều này, được xem xét, lựa chọn công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu đạt đồng thời các điều kiện sau:
- Là thành viên Ban Biên tập tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có H index (theo Google Scholar) từ 10 trở lên; hoặc đạt giải thưởng khoa học và công nghệ uy tín quốc tế theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có ít nhất 10 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét chọn có ít nhất 01 sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ và được ứng dụng trong thực tiễn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm của ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; hoặc là chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ đã nghiệm thu kết quả từ đạt yêu cầu trở lên và kết quả/sản phẩm của nhiệm vụ có giá trị, tác động, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; hoặc là chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên và là tác giả chính của 01 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Đối với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 2 Điều này, được xem xét, lựa chọn công nhận là nhà khoa học đầu ngành nếu là tác giả chính của ít nhất 03 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc có ít nhất 05 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc Danh mục tạp chí được tính điểm của Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành hằng năm của Hội đồng giáo sư nhà nước mà mỗi bài được tính điểm công trình từ 01 điểm trở lên và là chủ biên của ít nhất 01 sách chuyên khảo thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được xuất bản tại nhà xuất bản có uy tín, hoặc đã tham gia chủ trì hoặc là thành viên chính trong các hoạt động nghiên cứu, tư vấn xây dựng dự thảo các văn kiện, văn bản của Đảng, chiến lược phát triển quốc gia đã được ban hành hoặc công trình nghiên cứu đóng góp cho xây dựng, hoạch định chính sách được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Theo đó, cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện năng lực hội nhập quốc tế để xem xét, lựa chọn, công nhận nhà khoa học đầu ngành được nêu cụ thể tại khoản 3 Điều 15 trên.
Quy định về các chính sách, ưu đãi trọng dụng nhà khoa học đầu ngành như thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành
1. Được cấp kinh phí để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua theo tiến độ hằng năm để thực hiện Đề án.
2. Được hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
3. Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng; xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn.
4. Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài; số lần tham dự hội thảo khoa học ở nước ngoài không quá 02 lần/năm, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
5. Được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam.
6. Được hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng.
7. Được hưởng các chính sách quy định tại Chương II Nghị định này và các ưu đãi khác quy định tại Điều 23 Luật Khoa học và công nghệ.
8. Được vinh danh, xem xét trao tặng các danh hiệu, giải thưởng về khoa học và công nghệ đối với các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ xuất sắc theo quy định của pháp luật liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?