Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định thì trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào? Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trênđài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin về phòng chống HIV/AIDS như thế nào? Câu hỏi của anh K.G.Q đến từ TP.HCM.

Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?

Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như sau:

Đối với báo in ra hằng ngày hoặc cách ngày: căn cứ tại Điều 3 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:

- Hằng tuần có tối thiểu 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

- Trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS có 01 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

Đối với báo in ra hằng tuần: căn cứ tại Điều 4 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:

- Hai tuần có 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

- Hằng tháng có 01 chuyên mục về phòng chống HIV/AIDS. Số báo đã đăng chuyên mục thì không bắt buộc phải thực hiện theo quy định khoản 1 điều này.

- Trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS có 01 chuyên mục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.

Đối với tạp chí chuyên ngành về văn hóa xã hội ra hằng tháng: căn cứ tại Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:

- Mỗi số có 01 tin hoặc 01 bài truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

- Hai tháng có 01 chuyên mục về truyền thông phòn chống HIV/AIDS. Số tạp chí đã đăng chuyên mục thì không bắt buộc phải thực hiện theo quy định khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT.

Đối với báo điện tử: căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT thì:

- Hằng tuần đưa tin, ảnh về các hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

- Hằng tháng có những bài viết phản ánh về công tác phòng chống HIV/AIDS;

- Hằng quý có 01 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

- Trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS có tối thiểu 02 chuyên mục truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào?

Trong phòng chống HIV/AIDS thì việc ưu tiên về dung lượng trên báo in, điện tử đối với thông tin, giáo dục, truyền thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin về phòng chống HIV/AIDS như thế nào?

Việc ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng trên đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT; cụ thể như sau:

Về hình thức tin tức:

- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 20 giây/lần phát sóng;

- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần trong ngày diễn ra sự kiện;

- Thời điểm phát sóng: Đưa vào chương trình thời sự trong ngày diễn ra sự kiện.

Về hình thức phóng sự, phim tài liệu:

- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 05 phút/lần phát sóng;

- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/quí;

- Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.

Về hình thức giao lưu, tọa đàm:

- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 30 phút/lần phát sóng;

- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 06 tháng/1 lần;

- Thời điểm phát sóng: trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.

Về hình thức chạy chữ trên màn hình:

- Số lượng ký tự tối thiểu: 30 ký tự/ lần chạy;

- Tần suất chạy chữ: Tối thiểu 2 lần/tuần;

- Thời điểm chạy: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.

Về hình thức cổ động tuyên truyền:

- Thời lượng phát sóng: Tối thiểu là 15 giây/lần phát sóng;

- Tần suất phát sóng: Tối thiểu 03 lần/tháng;

- Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 19h45 đến 23h00.

Cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS?

Căn cứ tại Điều 16 Thông tư liên tịch 20/2010-TTLT-BTTTT-BYT về trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:

Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC mở các chuyên mục về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.
3. Chỉ đạo các cơ quan phòng, chống HIV/AIDS các cấp cung cấp thông tin liên quan đến HIV/AIDS và phối hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
4. Giao cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS là đơn vị đầu mối thanh tra, kiểm tra, giám sát về nội dung thông tin về phòng, chống HIV/AIDS cho báo chí và công tác truyền thông về HIV/AIDS trên báo chí theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp chính xác và khoa học các thông tin về HIV/AIDS.

Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính chất yêu cầu hoạt động, thông tin về HIV/AIDS sẽ được cung cấp qua các hình thức sau:

- Trang tin điện tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS www.vaac.gov.vn.

- Tạp chí AIDS và Cộng đồng.

- Gửi văn bản đến các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí có liên quan.

- Họp báo, gặp mặt, giao ban báo chí.

- Sinh hoạt Câu lạc bộ Nhà báo Việt Nam với công tác phòng chống HIV/AIDS.

- Mời đại diện báo chí tham gia các sự kiện, các hoạt động do các cơ quan cung cấp thông tin tổ chức.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
HIV/AIDS là gì? Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là nguyên tắc phòng, chống bệnh HIV/AIDS?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cần đáp ứng điều kiện gì? Phụ nữ mang thai có được chỉ định điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV hay không?
Pháp luật
Tần suất thực hiện báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS có bao gồm báo cáo định kỳ hàng tháng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
746 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào