Trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thì giải quyết ra sao?
Trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thì giải quyết ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
...
3. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố; xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật, Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
Sau khi nghe Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất giải quyết vụ án, vụ việc, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải ghi rõ ý kiến chỉ đạo vào văn bản đề xuất của Kiểm sát viên; nếu thấy cần thiết thì trực tiếp nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra chứng cứ trong hồ sơ hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, hoạt động điều tra trước khi cho ý kiến chỉ đạo. Văn bản đề xuất phải ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, nếu có ý kiến khác nhau giữa các Kiểm sát viên hoặc giữa Kiểm sát viên với Phó Viện trưởng, Viện trưởng thì thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên thụ lý chính với lãnh đạo đơn vị thì phải thực hiện ý kiến của lãnh đạo đơn vị, nhưng có quyền báo cáo với Phó Viện trưởng phụ trách; nếu có ý kiến khác nhau giữa lãnh đạo đơn vị với Phó Viện trưởng thì phải thực hiện ý kiến của Phó Viện trưởng, nhưng có quyền báo cáo với Viện trưởng. Kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng được ghi vào báo cáo của đơn vị và lưu hồ sơ kiểm sát.
Trường hợp vụ án, vụ việc phức tạp, có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết, Viện trưởng có thể đưa ra tập thể lãnh đạo Viện hoặc Ủy ban kiểm sát thảo luận trước khi kết luận. Đối với vụ án, vụ việc Viện kiểm sát cấp dưới thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên thì việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị thực hiện theo quy định của Ngành.
Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thì giải quyết theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Căn cứ khoản 1 Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Chiếu theo quy định này, trong quá trình giải quyết vụ án nếu có ý kiến khác nhau giữa Kiểm sát viên với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thì Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng.
Trong trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên như sau:
(1) Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
(2) Có trình độ cử nhân luật trở lên.
(3) Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
(4) Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
(5) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên như sau:
(1) Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
(2) Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.
(3) Khi được phân công thụ lý giải quyết vụ án, vụ việc, Kiểm sát viên có trách nhiệm quản lý hồ sơ vụ việc, hồ sơ vụ án, hồ sơ kiểm sát. Khi báo cáo đề xuất các vấn đề thuộc công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên phải báo cáo trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ nội dung vụ án, vụ việc, tiến độ giải quyết và đề xuất quan điểm xử lý bằng văn bản.
(4) Kiểm sát viên có trách nhiệm báo cáo, đề xuất giải quyết vụ án, vụ việc với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện.
Theo đó, Kiểm sát viên là một vị trí trong Viện kiểm sát nhân dân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các chức năng nhiệm vụ và thực hành quyền công tố do đó Kiểm sát viên cũng có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tương thích với vai trò của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?