Trong quá trình nhập khẩu nếu hàng là trang thiết bị, dụng cụ y tế nhưng trên nhãn hàng hóa thiếu phần xuất xứ (made in) thì xử lý như thế nào?
- Trang thiết bị, dụng cụ y tế khi nhập khẩu thì trên nhãn hàng hóa phải thể hiện những thông tin gì?
- Trong quá trình nhập khẩu nếu hàng là trang thiết bị, dụng cụ y tế nhưng trên nhãn chính thiếu phần xuất xứ (made in) thì có ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa không?
- Việc ghi nhãn phụ đối với trang thiết bị, dụng cụ y tế khi nhập khẩu nhưng bị thiếu nguồn gốc xuất xứ được quy định như thế nào?
Trang thiết bị, dụng cụ y tế khi nhập khẩu thì trên nhãn hàng hóa phải thể hiện những thông tin gì?
Ngoài những thông tin tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì còn phải thể hiện các thông tin theo quy định tại mục 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:
Trong quá trình nhập khẩu nếu hàng là trang thiết bị, dụng cụ y tế nhưng trên nhãn chính thiếu phần xuất xứ (made in) thì có ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa không?
Trang thiết bị, dụng cụ y tế
Theo Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa như sau:
"1. Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa lưu thông tại thị trường Việt Nam phải ghi bằng tiếng Việt, trừ hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ trong nước và trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:
a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa."
Trường hợp mặt hàng trang thiết bị y tế Công ty nêu, việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo các quy định nêu trên tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Trường hợp nhãn gốc của sản phẩm chưa thể hiện bằng tiếng Việt hoặc có thể hiện bằng tiếng Việt nhưng chưa đầy đủ các nội dung (thiếu tên nhà sản xuất, xuất xứ) theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì công ty phải dán nhãn phụ bằng tiếng Việt và đầy đủ các nội dung theo quy định.
Việc ghi nhãn phụ đối với trang thiết bị, dụng cụ y tế khi nhập khẩu nhưng bị thiếu nguồn gốc xuất xứ được quy định như thế nào?
Thành phần nội dung trên nhãn phụ được quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn phụ như sau:
"1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?