Trong quá trình nuôi giống tôm hùm mới nếu có phát hiện tỉ lệ dị hình, bệnh thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?

Cho tôi hỏi hiện tại tôi đang muốn xuất khẩu giống tôm sú của mình sang Thái Lan thì cần đáp ứng điều kiện nào? Trường hợp tôi muốn nhập thử giống tôm hùm từ Thái về thì có phải thực hiện khảo nghiệm hay không? Trong quá trình nuôi nếu muốn kiểm tra tình trạng bệnh và tỷ lệ dị hình của tôm hùm thì phải làm thế nào?

Để có thể xuất khẩu được tôm hùm thì cần đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện xuất khẩu giống thủy sản như sau:

"Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
...
3. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Theo đó, tên của hải sản xuất khẩu phải không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu; đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.

Cơ sở kinh doanh muốn nhập khẩu giống tôm hùm từ nước ngoài về để nuôi trồng thì có phải tiến hành khảo nghiệm hay không?

Căn cứ Điều 28 Luật Thủy sản 2017 quy định về khảo nghiệm giống thủy sản như sau:

"Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định việc đặt tên giống, nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản."

Như vậy, trong trường hợp Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì mới phải buộc thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản.

Trong quá trình nuôi giống tôm hùm mới nếu có phát hiện tỉ lệ dị hình, bệnh thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?

Trong quá trình nuôi giống tôm hùm mới nếu có phát hiện tỉ lệ dị hình, bệnh thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?

lấy mẫu kiểm tra tôm hùm

Theo Mục 3 QCVN 02-34-2:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 2: Tôm hùm quy định về phương pháp thử như sau:

"3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.2. Lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ dị hình
Dùng vợt (3.1.1) vớt tôm tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm. Số lượng tôm giống lấy để kiểm tra ít nhất 30 cá thể.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 2:
Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 2:
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTTN, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.4. Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Tỷ lệ dị hình: Xác định tỷ lệ dị hình của tôm hùm giống bằng cách quan sát ít nhất 30 cá thể dưới kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.4). Tỷ lệ tôm dị hình = (số tôm dị hình đếm được/tổng số tôm trong mẫu) x100.
3.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
Kiểm tra bệnh sữa trên tôm hùm theo TCVN 8710-17:2016, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm."

Để kiểm tra mức độ dị hình cũng như kiểm tra tác nhân gây bệnh ở tôm hình thì anh có thể dựa theo quy chuẩn nêu trên.

Giống tôm hùm
Xuất khẩu giống thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ kinh doanh giống thủy sản có phải nộp thuế giá trị gia tăng hay không? Điều kiện để sản xuất, mua bán giống thủy sản là gì?
Pháp luật
Trong quá trình nuôi giống tôm hùm mới nếu có phát hiện tỉ lệ dị hình, bệnh thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống tôm hùm
581 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống tôm hùm Xuất khẩu giống thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống tôm hùm Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu giống thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào