Trong quá trình thi công hố khoan tay của công trình thủy lợi thì nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép bao gồm những gì?
- Trong quá trình thi công hố khoan tay của công trình thủy lợi thì nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép bao gồm những gì?
- Khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
- Khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi sẽ có những nội dung nào?
Trong quá trình thi công hố khoan tay của công trình thủy lợi thì nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiết 7.8.2 tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
7.8 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
7.8.2 Nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép
1) Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình khoan
- Các thiết bị dụng cụ khoan đều phải được kiểm tra và ghi tình trạng chất lượng thiết bị, dụng cụ trước khi sử dụng. Việc ghi chép, bảo quản nõn khoan và hòm nõn thực hiện theo TCVN 9140;
- Yêu cầu về nội dung đo đạc và ghi chép số liệu trong quá trình khoan được thể hiện trong hình trụ khoan tay tham khảo điều C.2.1, Phụ lục C.
2) Ghi chép quá trình kết thúc hố khoan
Yêu cầu về nội dung đo và ghi chép trong quá trình kết thúc hố khoan được thể hiện trong biểu lấp hố khoan (tham khảo điều C.2.2, Phụ lục C) và thường bao gồm các nội dung chính sau:
- Chiều sâu phải lấp hố, vật liệu lấp hố và phương pháp lấp hố;
- Đối với các hố khoan phải lấp tiêu chuẩn thì phải đo và ghi độ sâu từng đợt lấp hố:
+ Độ sâu trước khi đưa vật liệu lấp xuống hố;
+ Độ sâu sau khi đưa đủ vật liệu lấp xuống hố;
+ Loại, kích thước và số lượng vật liệu;
+ Độ sâu sau khi đầm chặt vật liệu trong hố khoan;
- Đối với các hố khoan lấp an toàn, không cần lập biểu lấp hố khoan mà chỉ cần ghi chú trong hình trụ khoan tay (tham khảo điều C.2.1, Phụ lục C) là lấp hố an toàn cùng loại vật liệu lấp.
...
Như vậy trong quá trình thi công hố khoan tay của công trình thủy lợi thì nội dung chính phải theo dõi, đo đạc, ghi chép được quy định như trên.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải đáp ứng những yêu cầu chung gì?
Căn cứ theo tiết 7.8.3 tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
7.8 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
7.8.3 Lập hình trụ hố khoan tay
1) Yêu cầu chung
- Hình trụ hố khoan tay là tài liệu gốc làm cơ sở để lập bản vẽ và báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình. Nội dung hình trụ phải được lập đầy đủ, chính xác và hình thức phải dễ sử dụng;
- Hình thức, các cột mục trong hình trụ hố khoan tham khảo điều C.2.1, Phụ lục C để thực hiện; nếu có thay đổi cũng không được ảnh hưởng đến nội dung hình trụ hố khoan.
...
Như vậy khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi thì phải đáp ứng những yêu cầu chung như sau:
- Hình trụ hố khoan tay là tài liệu gốc làm cơ sở để lập bản vẽ và báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình. Nội dung hình trụ phải được lập đầy đủ, chính xác và hình thức phải dễ sử dụng;
- Hình thức, các cột mục trong hình trụ hố khoan tham khảo điều C.2.1, Phụ lục C để thực hiện; nếu có thay đổi cũng không được ảnh hưởng đến nội dung hình trụ hố khoan.
Khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi sẽ có những nội dung nào?
Căn cứ theo tiết 7.8.3 tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9155:2021 quy định như sau:
Khoan tay
7.8 Theo dõi, đo đạc, ghi chép trong quá trình thi công hố khoan
...
7.8.3 Lập hình trụ hố khoan tay
...
2) Nội dung
- Đối với các hố khoan tay khảo sát địa chất công trình, các hố khoan có yêu cầu lấy mẫu nõn khoan phải lập hình trụ khoan tay với các nội dung chính như sau:
+ Phần đầu: sơ yếu lý lịch hố khoan;
+ Phần mô tả: mô tả địa tầng;
+ Phần số liệu: ghi các số liệu thực đo trong các cột mục;
+ Phần cuối: ghi chú và các ký hiệu viết tắt.
- Đối với các hố khoan tạo lỗ để phụt vữa không yêu cầu lập hình trụ hố khoan tay mà chỉ cần lập bảng tổng hợp khối lượng khoan tay (tham khảo điều C.2.3, Phụ lục C);
- Đối với các hố khoan (không yêu cầu lấy mẫu nõn khoan) phục vụ kết cấu lắp đặt thiết bị quan trắc, các hố khoan chỉ phục vụ thí nghiệm hiện trường, chỉ phục vụ lấy mẫu thí nghiệm trong phòng thì tùy theo yêu cầu cụ thể trong phương án kỹ thuật khảo sát hoặc hồ sơ thiết kế được duyệt mà không lập hoặc chỉ lập hình trụ hố khoan với một số nội dung chính mà không cần lập đầy đủ toàn bộ các nội dung nêu trên.
...
Như vậy khi lập hình trụ hố khoan tay trong công trình thủy lợi sẽ có những nội dung sau:
- Phần đầu: sơ yếu lý lịch hố khoan;
+ Tiêu đề là "Hình trụ hố khoan tay";
+ Tên nhà thầu khảo sát;
+ Tên và số hiệu công trình, hạng mục công trình, giai đoạn khảo sát thiết kế;
+ Tên và số hiệu hố khoan, vị trí, cao tọa độ miệng hố (đo sau khi kết thúc hố khoan) và độ sâu hố khoan đã thực hiện;
+ Thời gian thực hiện: ngày bắt đầu, ngày kết thúc. Nếu hoàn thành trong ngày thì chỉ cần ghi ngày thực hiện;
+ Người lập, người kiểm tra.
- Phần mô tả: mô tả địa tầng;
+ Mô tả địa tầng:
++ Phải mô tả chi tiết từng lớp đất theo tên đất, màu sắc, trạng thái, thành phần, nguồn gốc khác nhau;
++ Phải mô tả chi tiết từng đới phong hóa của đá gốc (nếu có) về: tên đá, màu sắc, tình trạng phong hóa biến đổi khác nhau;
++ Với các lớp kẹp mỏng (nhỏ hơn 20 cm) không tách riêng được vẫn phải mô tả về chiều sâu tồn tại lớp kẹp trong mô tả chung của lớp/đới đất đá;
++ Với mỗi lớp/đới đất đá được mô tả riêng phải có địa chỉ: từ độ sâu nào đến độ sâu nào (tương ứng với độ sâu của "trụ hố khoan").
- Phần số liệu: ghi các số liệu thực đo trong các cột mục;
+ Trụ hố khoan được vẽ với tỷ lệ đứng từ 1/50 đến 1/100, ký hiệu theo quy ước với từng loại đất đá và mức độ phong hóa biến đổi của đá gốc;
+ Độ sâu: phải ghi số liệu thực đo đáy từng lớp hoặc đới phong hóa của đá;
+ Kết quả thí nghiệm phải ghi độ sâu đoạn thí nghiệm và kết quả tính toán;
+ Các loại mẫu phải ghi ký hiệu mẫu, loại mẫu và độ sâu lấy mẫu;
+ Mực nước ngầm phải ghi độ sâu và ngày tháng năm đo; Nếu khoan dưới nước, nước ngầm trong hố khoan (không áp) thông với nước mặt hoặc khi gặp nước có áp lực trào lên cao hơn mặt đất thì ghi độ sâu mực nước ngầm sau dấu " - ";
+ Mất hoặc thu thêm nước khoan (nếu có) phải ghi theo độ sâu phát hiện hiện tượng trên trong quá trình thi công hố khoan;
+ Biện pháp và đường kính hố khoan phải ghi phương pháp khoan (khoan khô, khoan nước...), loại mũi khoan: ruột gà, thìa, động hay phá đá và đường kính hố khoan;
+ Cấp đất đá được ghi số hiệu phân cấp đất đá từng lớp hoặc đới đất đá tham khảo điều B.2, Phụ lục B.
- Phần cuối: ghi chú và các ký hiệu viết tắt.
+ Ký hiệu viết tắt của từng loại mẫu thí nghiệm (mẫu đất nguyên dạng, mẫu rời, mẫu cát sỏi cuội, mẫu nước, v.v...); và các thí nghiệm trong hố khoan;
+ Ghi chú những vấn đề có liên quan đến công tác khoan tay như: lấp hố an toàn, các thay đổi trong quá trình khoan (nếu có) theo các biên bản hiện trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?