Trong quản lý công tác văn thư, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm những trách nhiệm nào?
Nhà nước có hợp tác quốc tế trong công tác văn thư không?
Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư
1. Xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư.
2. Quản lý thống nhất về nghiệp vụ công tác văn thư.
3. Quản lý nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
4. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư.
6. Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.
7. Sơ kết, tổng kết công tác văn thư.
Theo quy định trên, nội dung quản lý nhà nước về công tác văn thư bao gồm hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.
Như vậy, Nhà nước có hợp tác quốc tế trong công tác văn thư.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì Công tác văn thư được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP bao gồm: Soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư.
Trong quản lý công tác văn thư, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm những trách nhiệm nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí cho công tác văn thư được bố trí từ đâu? Kinh phí này được sử dụng vào các công việc nào?
Kinh phí cho công tác văn thư được quy định tại Điều 36 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Kinh phí cho công tác văn thư
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bố trí kinh phí cho công tác văn thư trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với doanh nghiệp nhà nước việc bố trí kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng vào các công việc
a) Mua sắm, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác văn thư.
b) Bảo đảm thông tin liên lạc, chuyển phát văn bản, số hóa văn bản.
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong công tác văn thư.
d) Các hoạt động khác phục vụ công tác văn thư.
Như vậy, kinh phí cho công tác văn thư được bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm (áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức).
Đối với doanh nghiệp nhà nước việc bố trí kinh phí được thực hiện theo quy định hiện hành.
Kinh phí cho công tác văn thư được sử dụng vào các công việc như sau:
- Mua sắm, nâng cấp hệ thống, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, vật tư tiêu hao phục vụ công tác văn thư.
- Bảo đảm thông tin liên lạc, chuyển phát văn bản, số hóa văn bản.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong công tác văn thư.
- Các hoạt động khác phục vụ công tác văn thư.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong quản lý công tác văn thư?
Trách nhiệm quản lý công tác văn thư được quy định tại Điều 35 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm quản lý công tác văn thư
1. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác văn thư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.
c) Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
d) Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
đ) Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.
e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
g) Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
Như vậy, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý công tác văn thư bao gồm:
- Căn cứ quy định của pháp luật, ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác văn thư.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác văn thư đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác văn thư theo thẩm quyền.
- Tổ chức, chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác văn thư.
- Bố trí kinh phí để hiện đại hóa phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác văn thư, quản lý và vận hành hiệu quả Hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
- Bố trí nhân sự, vị trí, diện tích, phương tiện làm việc phù hợp, bảo đảm giữ gìn bí mật nhà nước, bảo quản an toàn con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác văn thư; quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong công tác văn thư.
- Sơ kết, tổng kết về công tác văn thư trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng thuộc dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công thì nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình có nội dung gì?
- Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng hạng 3 phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Thư cảm ơn khách hàng nhân dịp năm mới 2025 Ất Tỵ? Thư cảm ơn đối tác, khách hàng dịp Tết Âm lịch 2025?
- Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh các cấp là gì?
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai mới nhất có dựa vào kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước?