Trong quản lý hoạt động thông tin đối ngoại thì Bộ Thông tin và Truyền thông có những trách nhiệm gì?
Việc quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 72/2015/NĐ-CP thì việc quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại gồm những nội dung sau:
+ Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Quản lý, hướng dẫn, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài; cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.
+ Hợp tác quốc tế về hoạt động thông tin đối ngoại.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
+ Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Thông tin đối ngoại (Hình từ Internet)
Trong quản lý hoạt động thông tin đối ngoại thì Bộ Thông tin và Truyền thông có những trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 72/2015/NĐ-CP quy định về Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối ngoại.
2. Hướng dẫn nội dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, ở trong và ngoài nước.
5. Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, đội ngũ biên tập viên, biên dịch viên.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng, trình Chính phủ báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại; hướng dẫn nội dung và thời điểm lấy số liệu báo cáo.
9. Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.
Theo đó, trong quản lý hoạt động thông tin đối ngoại thì Bộ Thông tin và Truyền thông có những trách nhiệm được quy định tại Điều 18 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối ngoại.
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại được trích từ nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 72/2015/NĐ-CP về kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại như sau:
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại
Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Và hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?