Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc vào công đoạn nào?
- Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc vào công đoạn nào?
- Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất đáp ứng quy trình khi nào?
- Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm gì trong việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình?
Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc vào công đoạn nào?
Trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc công đoạn được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT như sau:
Quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm
Các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm:
...
3. Lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như: viết chương trình phần mềm; lập trình các đơn vị, mô đun phần mềm; chỉnh sửa, tùy biến, tinh chỉnh phần mềm; tích hợp các đơn vị phần mềm; tích hợp hệ thống phần mềm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm thì viết chương trình phần mềm thuộc công đoạn lập trình, viết mã lệnh, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp.
Sản xuất sản phẩm phần mềm (Hình từ Internet)
Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất đáp ứng quy trình khi nào?
Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất đáp ứng quy trình được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT như sau:
Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình
1. Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình quy định tại Khoản 1 Điều này được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện:
a) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu: Mô tả ý tưởng về phương thức phát triển sản phẩm; mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm; mô tả đề xuất, kết quả khảo sát, kết quả làm rõ, hoàn chỉnh yêu cầu đối với sản phẩm; mô tả phân tích chi tiết nghiệp vụ; mô tả yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm; mô tả nội dung tư vấn điều chỉnh quy trình; biên bản thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, mô tả khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm; hoặc các tài liệu có nội dung tương tự.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn: Xác định yêu cầu, Phân tích và thiết kế quy định tương ứng tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT, cụ thể:
- Xác định yêu cầu, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm;
+ Mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm;
+ Đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm;
+ Phân tích nghiệp vụ;
+ Xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm;
+ Tư vấn điều chỉnh quy trình;
+ Thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
- Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết);
+ Thiết lập bài toán phát triển;
+ Các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết;
+ Mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng;
+ Mô hình hóa luồng thông tin;
+ Xác định giải pháp phần mềm;
+ Thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm;
+ Thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm; thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm;
+ Thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm gì trong việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình?
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT đối với việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình thì Vụ Công nghệ thông tin có trách nhiệm sau:
- Tổ chức thực hiện Thông tư 13/2020/TT-BTTTT.
- Tổng hợp thông tin có liên quan từ tổ chức, doanh nghiệp như quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?