Trong thi tuyển viên chức, người là con của Anh hùng Lực lượng vũ trang có được cộng điểm ưu tiên không?
Trong thi tuyển viên chức, người là con của Anh hùng Lực lượng vũ trang có được cộng điểm ưu tiên không?
Đối tượng được cộng điểm ưu tiên trong thi tuyển viên chức được quy định tại Điều 6 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
d) Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Theo quy định trên, người là con của Anh hùng Lực lượng vũ trang khi thi tuyển viên chức sẽ được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Thi tuyển viên chức (Hình từ Internet)
Nội dung thi tuyển viên chức vòng 2 được quy định thế nào?
Quy định về nội dung thi tuyển viên chức vòng 2 tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi
...
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.
Trường hợp lựa chọn hình thức thi viết thì được lựa chọn một trong ba hình thức: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các công việc liên quan đến việc ra đề thi phải thực hiện bảo mật theo quy định của pháp luật.
c) Thời gian thi: Vấn đáp 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị, không tính vào thời gian thi); viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
d) Thang điểm (vấn đáp, thực hành, viết): 100 điểm.
đ) Căn cứ vào nhu cầu và đặc thù của cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi vòng 2 quy định tại khoản này.
...
Theo quy định trên, thi tuyển viên chức vòng 2 sẽ thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
Với nội dung thi gồm kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức có được bảo lưu kết quả dùng cho lần thi sau không?
Việc người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức có được bảo lưu kết quả dùng cho lần thi sau không, theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP như sau:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức
...
4. Người không được tuyển dụng trong kỳ thi tuyển viên chức quy định tại Điều này không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Như vậy, người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức sẽ không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?