Trong thời gian nghỉ dưỡng sức có tính ngày lễ cho người lao động không? Nghỉ dưỡng sức được bao nhiêu tiền?
Trong thời gian nghỉ dưỡng sức có tính ngày lễ cho người lao động không?
Tính ngày lễ cho người lao động trong thời gian nghỉ dưỡng sức theo khoản 1 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
...
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
...
Và khoản 1 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định nêu trên, thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động tính cả ngày lễ (nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).
Thời gian nghỉ dưỡng sức trong mỗi trường hợp được quy định như sau:
Nghỉ dưỡng sức sau ốm đau: Từ 05 đến 10 ngày.
Tối đa 10 ngày: Người mắc bệnh cần điều trị dài ngày.
Tối đa 07 ngày: Người lao động bị ốm đau phải phẫu thuật.
05 ngày: Người lao động thuộc các trường hợp khác.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh: Từ 05 đến 10 ngày.
Tối đa 10 ngày: Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
Tối đa 07 ngày: Lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Tối đa 05 ngày: Lao động nữ thuộc các trường hợp khác.
Nghỉ dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật: Từ 05 đến 10 ngày.
Tối đa 10 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
Tối đa 07 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%.
Tối đa 05 ngày: Người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Người lao động nghỉ dưỡng sức? (Hình từ Internet)
Nghỉ dưỡng sức được bao nhiêu tiền?
Tiền nghỉ dưỡng sức được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 3 Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Tiền dưỡng sức = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ
- Thời gian nghỉ: Từ 05 đến 10 ngày.
- Mức lương cơ sở = 1,8 triệu đồng tháng (Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, người lao động nghỉ dưỡng sức sẽ được thanh toán số tiền sau:
- Nghỉ 05 ngày:
Tiền dưỡng sức = 30% x 1.800.000 x 5 ngày = 2.700.00 VNĐ.
- Nghỉ 07 ngày:
Tiền dưỡng sức = 30% x 1.800.000 x 7 ngày = 3.780.000 VNĐ.
- Nghỉ 10 ngày:
Tiền dưỡng sức = 30% x 1.800.000 x 10 ngày = 5.400.000 VNĐ.
Ai chi trả tiền nghỉ dưỡng sức cho người lao động?
Chi trả tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau và nghỉ dưỡng sức sau sinh theo khoản 1 Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.
Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội chi trả tiền nghỉ dưỡng sức sau ốm đau và nghỉ dưỡng sức sau sinh cho người lao động.
Chi trả tiền nghỉ dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật theo Điều 60 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 cụ thể:
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền nghỉ dưỡng sức sau điều trị thương tật, bệnh tật cho người lao động.
>> Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 trong thời gian người lao động nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia theo Hướng dẫn 90?
- Mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y nhưng vẫn hành nghề bị phạt bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký cấp lại gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu biên bản bàn giao công tác kế toán mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao công tác kế toán?
- Vi phạm hành chính về hóa đơn do bị lệ thuộc về vật chất có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực thuế, hóa đơn?
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?