Trong thông tin khí tượng hàng không có các loại bản tin quan trắc đặc biệt nào? Bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh sẽ do đơn vị nào lập?
Trong thông tin khí tượng hàng không có các loại bản tin quan trắc đặc biệt nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 116 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 35 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Quan trắc, báo cáo khí tượng sân bay
1. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay tổ chức quan trắc, đo đạc các yếu tố, hiện tượng thời tiết tại khu vực sân bay; lập các báo cáo thời tiết phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và cho các hoạt động khai thác hàng không khác.
2. Các loại bản tin quan trắc thường lệ:
a) MET REPORT phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất hạ cánh và phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
b) METAR phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
3. Các loại bản tin quan trắc đặc biệt:
a) SPECIAL phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
b) SPECI phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
4. Nội dung, tiêu chí và mã luật phát hành bản tin, chế độ, thời gian thực hiện quan trắc, báo cáo khí tượng tại sân bay thực hiện theo hướng dẫn của Cục Hàng không Việt Nam.
5. Cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ bản tin thời tiết MET REPORT/SPECIAL cho đài kiểm soát tại sân bay tương ứng và METAR/SPECI cho các cảng hàng không, sân bay liên quan.
Theo đó, cơ sở khí tượng sân bay, trạm quan trắc khí tượng sân bay tổ chức quan trắc, đo đạc các yếu tố, hiện tượng thời tiết tại khu vực sân bay; lập các báo cáo thời tiết phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và cho các hoạt động khai thác hàng không khác.
Bên cạnh đó sẽ có các loại bản tin quan trắc đặc biệt:
- SPECIAL phát hành trong sân bay phục vụ tàu bay cất cánh, hạ cánh, phát thông báo trên bản tin ATIS, D-ATIS;
- SPECI phát ra ngoài sân bay phục vụ chủ yếu để lập kế hoạch bay, phát thông báo VOLMET, D-VOLMET.
Như vậy, trong thông tin khí tượng hàng không thì sẽ có hai loại bản tin quan trắc đặc biệt như trên.
Khí tượng hàng không (Hình từ Internet)
Trong thông tin khí tượng hàng không thì bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh sẽ do đơn vị nào lập?
Căn cứ theo quy định tại Điều 121 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Thông tư 32/2021/TT-BGTVT như sau:
Bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh
1. Cơ sở khí tượng sân bay lập và cung cấp bản tin dự báo khí tượng phục vụ tàu bay cất cánh từ sân bay trong khu vực trách nhiệm theo thỏa thuận giữa cơ sở khí tượng sân bay và người khai thác tàu bay.
2. Trạm quan trắc khí tượng sân bay phối hợp với cơ sở khí tượng sân bay nêu tại khoản 1 Điều này để nhận và cung cấp cho tổ lái, nhân viên điều độ của hãng hàng không hoặc nhân viên trợ giúp thủ tục kế hoạch bay khi có yêu cầu.
Theo đó, cơ sở khí tượng sân bay lập và cung cấp bản tin dự báo khí tượng phục vụ tàu bay cất cánh từ sân bay trong khu vực trách nhiệm theo thỏa thuận giữa cơ sở khí tượng sân bay và người khai thác tàu bay.
Như vậy, trong thông tin khí tượng hàng không thì bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh sẽ do cơ sở khí tượng sân bay lập và cung cấp để phục vụ tàu bay cất cánh từ sân bay trong khu vực trách nhiệm theo thỏa thuận giữa cơ sở khí tượng sân bay và người khai thác tàu bay.
Cơ sở nào cung cấp bản tin dự báo và cảnh báo thời tiết?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết
1. Cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo thời tiết phục vụ hoạt động HKDD trong khu vực trách nhiệm được phân công; phạm vi không gian trách nhiệm để lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết tại sân bay, vùng trời sân bay và trong các FIR do Việt Nam quản lý.
2. Các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết bao gồm:
a) Dự báo thời tiết tại sân bay (TAF, TAF AMD);
b) Dự báo TREND;
c) Dự báo khí tượng cho cất cánh;
d) Dự báo thời tiết đường bay và khu vực bay;
đ) Thông báo SIGMET;
e) Thông báo AIRMET;
g) Cảnh báo thời tiết tại sân bay (AD WRNG);
h) Cảnh báo hiện tượng gió đứt (WS WRNG).
Theo đó, cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo thời tiết phục vụ hoạt động HKDD trong khu vực trách nhiệm được phân công; phạm vi không gian trách nhiệm để lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết tại sân bay, vùng trời sân bay và trong các FIR do Việt Nam quản lý.
Bên cạnh đó sẽ có thêm các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết trong ngành hàng không sẽ bao gồm:
+ Dự báo thời tiết tại sân bay (TAF, TAF AMD);
+ Dự báo TREND;
+ Dự báo khí tượng cho cất cánh;
+ Dự báo thời tiết đường bay và khu vực bay;
+ Thông báo SIGMET;
+ Thông báo AIRMET;
+ Cảnh báo thời tiết tại sân bay (AD WRNG);
+ Cảnh báo hiện tượng gió đứt (WS WRNG).
Như vậy, cơ sở khí tượng sân bay, cơ sở cảnh báo thời tiết hàng không sẽ là cơ sở cung cấp dịch vụ dự báo, cảnh báo thời tiết phục vụ hoạt động HKDD trong khu vực trách nhiệm được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?