Trong tiêu chuẩn tính năng tòa nhà thì diện tích sàn thông thủy được quy định như thế nào? Diện tích sàn thực được hiểu thế nào?
Trong tiêu chuẩn tính năng tòa nhà thì diện tích sàn thông thủy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 (ISO 9836:2011) về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian như sau:
Phương pháp tính toán diện tích thông thủy và danh mục các chỉ số tính năng hình học
...
5.1.4 Diện tích sàn thông thủy
5.1.4.1 Diện tích sàn thông thủy là tổng diện tích sàn (5.1.3) trừ đi phần diện tích sàn bị chiếm chỗ bởi tường ngoài (diện tích sàn của lớp vỏ bao che tòa nhà).
5.1.4.2 Diện tích sàn thông thủy được xác định riêng cho từng tầng. Nguyên tắc tính toán được dùng để tính tổng diện tích sàn (5.1.3) và phần diện tích chiếm chỗ bởi tường ngoài (5.1.6) là như nhau. Diện tích sàn thông thủy được tính bằng hiệu số của tổng diện tích sàn trừ đi tổng diện tích chiếm chỗ của tường ngoài.
5.1.4.3 Diện tích sàn thông thủy bao gồm tổng diện tích sàn thực (5.1.5) và phần diện tích chiếm chỗ của các tường trong nhà.
Như vậy, trong tiêu chuẩn tính năng tòa nhà thì diện tích sàn thông thủy được quy định như sau:
- Diện tích sàn thông thủy là tổng diện tích sàn (5.1.3) trừ đi phần diện tích sàn bị chiếm chỗ bởi tường ngoài (diện tích sàn của lớp vỏ bao che tòa nhà).
- Diện tích sàn thông thủy được xác định riêng cho từng tầng. Nguyên tắc tính toán được dùng để tính tổng diện tích sàn (5.1.3) và phần diện tích chiếm chỗ bởi tường ngoài (5.1.6) là như nhau. Diện tích sàn thông thủy được tính bằng hiệu số của tổng diện tích sàn trừ đi tổng diện tích chiếm chỗ của tường ngoài.
- Diện tích sàn thông thủy bao gồm tổng diện tích sàn thực (5.1.5) và phần diện tích chiếm chỗ của các tường trong nhà.
Tính năng tòa nhà (Hình từ Internet)
Trong tiêu chuẩn tính năng tòa nhà thì diện tích sàn thực được hiểu thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 (ISO 9836:2011) về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian như sau:
Phương pháp tính toán diện tích thông thủy và danh mục các chỉ số tính năng hình học
...
5.1.5 Diện tích sàn thực
5.1.5.1 Diện tích sàn thực là diện tích phần sàn nằm trong các cấu kiện bao quanh (xem 5.1.3.2)
5.1.5.2 Diện tích sàn thực được xác định riêng cho từng tầng và phù hợp với 5.1.3.1. Việc xác định này được tính toán theo các kích thước thông thủy của tòa nhà tại chiều cao tầng đã hoàn thiện, ngoại trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa v.v…
Diện tích sàn được che phủ không được bao quanh, hoặc chỉ được bao quanh một phần và không có các cấu kiện bao quanh (các diện tích đã được đề cập ở 5.1.3.1 b), được tính toán theo hình chiếu đứng của các giới hạn phía ngoài bộ phận che bên trên. Các diện tích có độ cao thay đổi trong một tầng (ví dụ: sảnh lớn, phòng khán giả) được tính toán riêng.
5.1.5.3 Diện tích sàn thực cũng bao gồm diện tích của các cấu kiện tháo lắp được như các vách ngăn, đường ống và các ống dẫn.
5.1.5.4 Diện tích sàn thực không bao gồm các diện tích sàn bị chiếm chỗ bởi các cấu kiện xây dựng, các hốc tường để lắp đặt cửa đi và cửa sổ, các hốc tường để lắp các cấu kiện bao quanh.
5.1.5.5 Diện tích sàn thực được chia thành các diện tích sau:
- Diện tích sử dụng (xem 5.1.7);
- Diện tích kỹ thuật (xem 5.1.8);
- Diện tích lưu thông (xem 5.1.9).
Như vậy, thì trong tiêu chuẩn tính năng tòa nhà thì diện tích sàn thực sẽ được hiểu như sau:
- Diện tích sàn thực là diện tích phần sàn nằm trong các cấu kiện bao quanh
- Diện tích sàn thực được xác định riêng cho từng tầng và phù hợp với 5.1.3.1. Việc xác định này được tính toán theo các kích thước thông thủy của tòa nhà tại chiều cao tầng đã hoàn thiện, ngoại trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa v.v…
Diện tích sàn được che phủ không được bao quanh, hoặc chỉ được bao quanh một phần và không có các cấu kiện bao quanh (các diện tích đã được đề cập ở 5.1.3.1 b), được tính toán theo hình chiếu đứng của các giới hạn phía ngoài bộ phận che bên trên. Các diện tích có độ cao thay đổi trong một tầng (ví dụ: sảnh lớn, phòng khán giả) được tính toán riêng.
- Diện tích sàn thực cũng bao gồm diện tích của các cấu kiện tháo lắp được như các vách ngăn, đường ống và các ống dẫn.
- Diện tích sàn thực không bao gồm các diện tích sàn bị chiếm chỗ bởi các cấu kiện xây dựng, các hốc tường để lắp đặt cửa đi và cửa sổ, các hốc tường để lắp các cấu kiện bao quanh.
- Diện tích sàn thực được chia thành các diện tích sau:
+ Diện tích sử dụng
+ Diện tích kỹ thuật
+ Diện tích lưu thông.
Diện tích kết cấu của tòa nhà trong tiêu chuẩn xây dựng thì phải đảm bảo những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9255:2012 (ISO 9836:2011) về tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - Định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian như sau:
Phương pháp tính toán diện tích thông thủy và danh mục các chỉ số tính năng hình học
...
5.1.6 Diện tích kết cấu
5.1.6.1 Diện tích kết cấu là phần diện tích nằm trong tổng diện tích sàn (tại mặt cắt ngang của từng tầng) có cấu kiện bao quanh (ví dụ: tường chịu lực bên trong và bên ngoài) nhưng không bao gồm diện tích của các cột, trụ, vòm, ống khối, vách ngăn v.v…(xem Hình 1).
5.1.6.2 Diện tích kết cấu được xác định riêng cho từng tầng và phải phù hợp với 5.1.3.1. Việc xác định này được tính toán theo các kích thước của tòa nhà tại chiều cao tầng đã hoàn thiện, ngoài trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa, gờ chân cột.v.v…
5.1.6.3 Diện tích kết cấu bao gồm cả các phần diện tích sàn của hốc tường để lắp đặt cửa đi, các hốc tường để lắp các cấu kiện bao quanh (xem 5.1.5.4). Quy định này phù hợp với quy định tại 5.1.3.2.
5.1.6.4 Diện tích kết cấu cũng có thể được tính toán bằng cách lấy tổng diện tích sàn (5.1.3) trừ đi diện tích sàn thực (5.1.5).
Như vậy, diện tích kết cấu của tòa nhà trong tiêu chuẩn xây dựng thì phải đảm bảo như sau:
- Diện tích kết cấu là phần diện tích nằm trong tổng diện tích sàn (tại mặt cắt ngang của từng tầng) có cấu kiện bao quanh (ví dụ: tường chịu lực bên trong và bên ngoài) nhưng không bao gồm diện tích của các cột, trụ, vòm, ống khối, vách ngăn v.v…(xem Hình 1).
- Diện tích kết cấu được xác định riêng cho từng tầng và phải phù hợp với 5.1.3.1. Việc xác định này được tính toán theo các kích thước của tòa nhà tại chiều cao tầng đã hoàn thiện, ngoài trừ gờ chân tường, ngưỡng cửa, gờ chân cột.v.v…
- Diện tích kết cấu bao gồm cả các phần diện tích sàn của hốc tường để lắp đặt cửa đi, các hốc tường để lắp các cấu kiện bao quanh (xem 5.1.5.4). Quy định này phù hợp với quy định tại 5.1.3.2.
- Diện tích kết cấu cũng có thể được tính toán bằng cách lấy tổng diện tích sàn (5.1.3) trừ đi diện tích sàn thực (5.1.5).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?