Trong tố tụng dân sự, mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán là mẫu nào?
Trong tố tụng dân sự, mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán là mẫu nào?
Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 05-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán
Trong tố tụng dân sự, mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán trong tố tụng dân sự?
Kèm theo mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán - Mẫu số 05-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2020/QĐ-BPKCTT).
(3) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đó được áp dụng (ví dụ: kê biên tài sản đang tranh chấp).
(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được đề nghị thay đổi (ví dụ: cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp).
(5) và (6) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(7) và (8) Ghi tư cách đương sự của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(11) Ghi tư cách đương sự của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chú ý: Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì không ghi các mục (7), (8) và (11).
(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được áp dụng.
(13) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi.
(14) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự [ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự); “do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự)].
(15) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng và điều luật của Bộ luật Tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ (ví dụ: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 116).
(16) Ghi tên biện pháp khẩn cấp tạm thời được đề nghị thay đổi và điều luật của Bộ luật Tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ.
(17) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ 1: nếu thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 120 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: “kê biên tài sản đang tranh chấp là...; giao tài sản này cho... quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án).
Việc thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự được thực hiện khi nào?
Thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 137 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, khi xét thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi thì thủ tục thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện.
Lưu ý: Hiệu lực của quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay.
(2) Tòa án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?