Trong tố tụng dân sự, mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được quy định là mẫu nào?
Trong tố tụng dân sự, mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được quy định là mẫu nào?
Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự được quy định là Mẫu số 26-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Trong tố tụng dân sự, mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được quy định là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Viết mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự như thế nào?
Kèm theo mẫu thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện quy định tại - Mẫu số 26-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân nhận đơn khởi kiện; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc củangười khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(5), (6), (7), (10) và (11) Nếu là cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà;…); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(8) Ghi nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
(9) Ghi thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.
Trường hợp nào Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự?
Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự trong trường hợp nào thì tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
(2) Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Lưu ý: Tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?