Trong tố tụng hành chính, biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu nào?
- Trong tố tụng hành chính, biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu nào?
- Hướng dẫn viết mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng hành chính?
- Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có những nội dung gì?
Trong tố tụng hành chính, biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu nào?
Hiện nay, mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng hành chính được quy định là Mẫu số 07-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Trong tố tụng hành chính, biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng hành chính?
Kèm theo mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng hành chính theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách sử dụng mẫu như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành phiên họp; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(3) Ghi họ tên, địa vị tố tụng trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên họp theo thứ tự như hướng dẫn cách ghi trong mẫu bản án sơ thẩm.
(4) Ghi đầy đủ nội dung trình bày của các đương sự về những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 138 của Luật Tố tụng hành chính 2015.
(5) Ghi những nội dung Thẩm phán xem xét, giải quyết các đề nghị của đương sự về những vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Tố tụng hành chính 2015; ghi kết luận của Thẩm phán về việc chấp nhận, không chấp nhận các đề nghị của đương sự.
(6) Ghi họ tên, địa vị tố tụng và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia họp.
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có những nội dung gì?
Nội dung biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có quy định tại Điều 139 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; biên bản đối thoại
1. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
c) Thành phần tham gia phiên họp;
d) Ý kiến của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 138 của Luật này;
đ) Các nội dung khác;
e) Kết luận của Thẩm phán về việc chấp nhận, không chấp nhận các đề nghị của đương sự.
2. Biên bản đối thoại phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
c) Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất.
3. Đối với trường hợp không tiến hành đối thoại được quy định tại Điều 135 của Luật này thì lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Như vậy, theo quy định, biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ có những nội dung như sau:
- Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
- Địa điểm tiến hành phiên họp;
- Thành phần tham gia phiên họp;
- Ý kiến của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Các nội dung khác;
- Kết luận của Thẩm phán về việc chấp nhận, không chấp nhận các đề nghị của đương sự.
Lưu ý:
- Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp.
- Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?