Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?

Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Người phạm tội đầu thú thì có bị tạm giữ không? Thời hạn tạm giữ là bao nhiêu ngày kể từ ngày cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội đầu thú?

Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì?

Đầu thú là gì thì tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
e) Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
...

Như vậy, đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

Lưu ý: Tự thú khác với đầu thú, tự thú là việc tự nguyện khai báo về hành vi phạm tội trước khi bị phát hiện, còn đối với đầu thú là việc tự nguyện ra trình diện và khai báo sau khi bị phát hiện về hành vi phạm tội.

Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?

Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Người phạm tội đầu thú thì có bị tạm giữ không?

Căn cứ quy định tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Theo đó, người phạm tội đầu thú thì bị tạm giữ nếu đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Lưu ý:

(1) Người bị tạm giữ có quyền:

- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

(2) Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

Thời hạn tạm giữ là bao nhiêu ngày kể từ ngày cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội đầu thú?

Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Thời hạn tạm giữ
1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
...

Như vậy, thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội đầu thú.

Lưu ý:

- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

- Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

- Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

(Điều 188 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Tố tụng hình sự Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tố tụng hình sự
Người phạm tội đầu thú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải 09 mẫu quyết định bắt, tạm giam trong tố tụng hình sự mới nhất hiện nay? Ai có quyền quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?
Pháp luật
Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
Pháp luật
Người chứng kiến trong tố tụng hình sự là ai? Người chứng kiến phải giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến?
Pháp luật
Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất? Tổng hợp 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
Pháp luật
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố tụng hình sự
20 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng hình sự Người phạm tội đầu thú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố tụng hình sự Xem toàn bộ văn bản về Người phạm tội đầu thú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào