Trong tố tụng hình sự việc thực nghiệm điều tra được thực hiện như thế nào? Có các khoản chi nào dành cho việc thực nghiệm điều tra?
Trong tố tụng hình sự việc thực nghiệm điều tra được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 204 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về việc thực hiện việc thực nghiệm điều tra như sau:
(1) Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
(2) Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
(3) Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
(4) Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Trong tố tụng hình sự việc thực nghiệm điều tra được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định:
Phối hợp trong hoạt động nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói
...
2. Trước khi tổ chức nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên trao đổi thống nhất các nội dung, biện pháp thực hiện. Việc thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong trường hợp nếu không thực hiện thì không giải quyết được vụ án và chỉ sử dụng biện pháp phù hợp (như dùng mô hình cơ thể người bị hại) để tiến hành thực nghiệm điều tra. Đối với trường hợp có khó khăn trong thu thập dấu vết hoặc chưa thu thập được dấu vết hoặc không xác định được hiện trường nơi xảy ra vụ việc thì Điều tra viên chủ động phối hợp với Kiểm sát viên tiến hành hoạt động theo quy định của pháp luật để dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
...
Theo đó việc thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong trường hợp nếu không thực hiện thì không giải quyết được vụ án và chỉ sử dụng biện pháp phù hợp (như dùng mô hình cơ thể người bị hại) để tiến hành thực nghiệm điều tra.
Đối với trường hợp có khó khăn trong thu thập dấu vết hoặc chưa thu thập được dấu vết hoặc không xác định được hiện trường nơi xảy ra vụ việc thì Điều tra viên chủ động phối hợp với Kiểm sát viên tiến hành hoạt động theo quy định của pháp luật để dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Có các khoản chi nào dành cho việc thực nghiệm điều tra trong tố tụng hình sự?
Tại Điều 2 Thông tư 148/2011/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác điều tra tội phạm do Bộ Tài chính ban hành có nêu như sau:
Nội dung chi
1. Chi tiền công tác phí cho cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân và các cán bộ khác tham gia trong quá trình điều tra tội phạm theo quy định.
2. Chi trợ cấp cho người làm chứng, người bị hại, người liên quan khi được mời hoặc triệu tập các khoản sau:
- Tiền tàu xe từ nơi ở đến địa điểm được mời hoặc triệu tập và ngược lại;
- Tiền thuê phòng nghỉ (nếu có);
- Tiền ăn;
- Bù đắp tổn thất về tiền công lao động trong thời gian được mời hoặc triệu tập.
3. Chi phục vụ công tác giám định (nếu có).
4. Chi cho việc thực nghiệm điều tra, dựng lại hiện trường, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tổ chức đối chất các khoản sau:
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp có liên quan thực hiện và phục vụ việc thực nghiệm điều tra, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
- Chi phí tổ chức thuê địa điểm, phương tiện và các khoản chi khác phục vụ cho công việc thực nghiệm điều tra, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
5. Chi thuê dịch thuật.
6. Chi cho cơ sở và mạng lưới cơ sở cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra.
...
Theo đó chi cho việc thực nghiệm điều tra, dựng lại hiện trường, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tổ chức đối chất các khoản sau:
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp có liên quan thực hiện và phục vụ việc thực nghiệm điều tra, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
- Chi phí tổ chức thuê địa điểm, phương tiện và các khoản chi khác phục vụ cho công việc thực nghiệm điều tra, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?