Trong Tổng cục Thuế, người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ra sao?
- Trong Tổng cục Thuế, người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
- Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế được quy định ra sao?
- Người phát ngôn của Tổng cục Thuế được phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường nào?
Trong Tổng cục Thuế, người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế (sau đây gọi là Người phát ngôn) bao gồm:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
b) Một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí;
Họ tên, chức vụ, điện thoại, email của Người phát ngôn được đăng tải trên Trang thông tin Tổng cục Thuế (www.gdt.gov.vn), trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Tổng cục trưởng ký văn bản giao nhiệm vụ.
...
3. Công chức, viên chức và nhân viên của Tổng cục Thuế không phải là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được phép cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Đối chiếu quy định trên, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế gồm:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
- Một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
Trong Tổng cục Thuế, người nào có quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí? (Hình từ Internet)
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
- Tổ chức họp báo.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử Tổng cục Thuế và các Cổng/Trang thông tin, các ấn phẩm báo chí, tuyên truyền của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan báo chí ngành Thuế, ngành Tài chính.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, thông tin báo chí nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khi được yêu cầu.
- Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Người phát ngôn của Tổng cục Thuế được phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường nào?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 836/QĐ-TCT năm 2018 quy định người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau:
- Trường hợp xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thuế thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
- Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Tổng cục Thuế thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra và phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí thường xuyên trong quá trình xảy ra sự cố.
- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều này.
- Khi có căn cứ xác định rõ báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do Tổng cục Thuế quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?